XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 76678|Trả lời: 32
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Vấn đề tính khối lượng lập dự toán công tác đào, đắp, vận chuyển đất

  [Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Khi lập dự toán cho công tác đào, đắp đất, vận chuyển đất có một số vấn đề gây nhiều tranh cãi. Vấn đề về tính toán thể tích khối đất đào, đắp, vận chuyển cũng là một trong những vấn đề khiến anh em khá đau đầu. Tôi có vài ý kiến cá nhân về vấn đề này xin đưa ra để mọi người cùng thảo luận như sau:

Có 3 ý chính cần tập trung xem xét: một là thể tích đất đào, hai là thể tích đất vận chuyển, 3 là thể tích đất đắp.


1.  Với thể tích đất đào thì theo như Định mức có nói rõ là tính theo đất nguyên thổ tại nơi đào. Nghĩa là thể tích đất cần đào tính theo thể tích hình học trong thiết kế đào đất. Theo tôi hiểu trong định mức nói đất đào thì có nghĩa là đất nguyên thổ, đất tự nhiên tại nơi cần đào (cách hiểu này quan trọng trong việc vận dụng Bảng hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp (K2) – Trang 28 ĐM 1776).


Với 1 m3 đất nguyên thổ, khi mà đào lên nó sẽ có thể tích (đống đất) lớn hơn 1m3, cụ thể lớn hơn như nào thì ta xem cái hệ số chuyển từ thể tích đất từ đất tự nhiên sang đất tơi (đất rời sau khi đào lên, chất thành đống), hệ số này (K1) tra trong Phụ lục 3 của TCVN 4447:1987. Từ đây ta chuyển sang ý thứ 2 là Thể tích đất vận chuyển.

2. Vấn đề về thể tích đất vận chuyển hay cần vận chuyển nó hay bị nhầm lẫn trong vấn đề tính toán khối lượng cho công tác vận chuyển đất khi lập dự toán.

Nếu tính đúng ra, như ở trên có trình bày, nếu gọi V0 là thể tích hố đất đào (đất nguyên thổ, đất tự nhiên) thì thể tích đống đất sau khi đào lên, chất đống sẽ là V1 = V0 x K1 (với K1 đã diễn giải ở ý 1).

Giả sử tất cả đất sau khi đào lên phải vận chuyển đến một nơi khác thì thể tích đất cần vận chuyển chính xác là bằng V1. Nhưng khi tính dự toán, áp dụng đơn giá cho công tác vận chuyển đất thì khối lượng dùng để nhân với đơn giá cho công tác vận chuyển đất lại không phải là V1 mà là Vo. Tại sao lại thế? là bởi vì trong định mức cũng như trong đơn giá cho công tác vận chuyển đất, người ta đã tính đến hệ số nở rời của đất (K1) rồi. Nghĩa là để cho việc tính toán của chúng ta được đơn giản, người ta đã tính đến cả việc đào V0 thì vận chuyển phải là V1, và có nhân cả cái hệ số đó vào để tính ra hao phí định mức/chi phí nhân công hoặc máy thi công rồi.

3. Vấn đề thứ 3 là thể tích đất đắp, cũng như ý 1 tôi cho rằng khái niệm thể tích đất đắp trong Định mức 1776/Đơn giá là thể tích đất đo tại nơi đắp (đất sau khi đã đầm chặt theo hệ số đầm chặt Kyc rồi), thể tích đất đắp cũng tính theo thể tích hình học trong thiết kế đắp đất.

Khi thi công đắp đất thực tế thì để có được 1m3 đất đắp thì cần nhiều hơn 1m3 đất tơi hoặc đất nguyên thổ (đất đào).

+ Nếu lấy đất đào (đất nguyên thổ) để đắp thì sự nhiều hơn này nó được đại diện bằng hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp (ký hiệu K2 như trong ý 1). Nghĩa là để có được 1 m3 đất đắp thì cần: 1 x K2 (m3 đất đào)

+ Nếu lấy đất tơi, đất rời (đất đào từ đất nguyên thổ lên, đất tơi, rời, chất thành đống) để đắp thì sự nhiều hơn này được tính qua 2 nấc. Nấc 1 là chuyển ngược từ đất tơi, đất rời thành đất nguyên thổ thì ta cần 1 x k1 m3 đất tơi để quy về 1 m3 đất đào (đất nguyên thổ). Nấc 2 thì kế thừa như trên ta cần: (1 x k1) x K2 m3 đất tơi để đắp được 1 m3 đất đắp.

Như vậy là 3 vấn đề trên cũng hơi rắc rối tí đấy!

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng


Ngoài ra, trong công tác vận chuyển đất cần chú ý đến việc áp dụng đơn giá vận chuyển, nếu mà cự ly = 10 km chẳng hạn thì phải chia làm 3 công tác: Vận chuyển trong phạm vi <=1km, Vận chuyển trong phạm vi <=7km (nhân 6 lần cho các đơn giá) và Vận chuyển trong phạm vi > 7km (Nhân 3 lần cho các đơn giá).

Khi tính thể tích đào móng (V0) có taluy người ta thường nhân thể tích chưa có taluy với hệ số 1,3 (thể tích taluy khoảng 30% nữa, 1,3 là hệ số kinh nghiệm để tính cho nhanh).

Thêm nữa, khi tính thể tích đào hố móng thì chiều rộng đáy móng băng và móng đơn tối thiểu phải bằng chiều rộng kết cấu cộng với lớp chống ẩm, khoảng cách để đặt ván khuôn, neo chằng và tăng thêm 0,2m. Trường hợp cần thiết có công nhân làm việc dưới đáy móng thì khoảng cách tối thiểu giữa kết cấu móng và vách hố móng phải lớn hơn 0,7m. Nếu hố móng có taluy (mái dốc) thì khoảng cách giữa chân mái dốc và chân kết cấu móng ít nhất phải là 0,3m (3.8, 3.9TCVN 4447:1987).
Với chiều cao hố móng thì tùy loại đất mà vách thằng đứng không gia cố có thể có chiều cao tối đa trong khoảng 1-2m.
Chú ý là các hệ số như trên chỉ dùng khi ta lập dự toán thôi, còn việc tính toán, để thanh toán khối lượng hoàn thành sẽ căn cứ vào thí nghiệm thực tế tại hiện trường để xác định hệ số chuyển đổi từ đất rời, tơi xốp sang đất đắp.

Trên đây là ý kiến cá nhân của tôi, vấn đề này có vẻ trừu tượng và hơi khó hiểu, mời mọi người cùng thảo luận để làm đơn giản vấn đề.

lenamtrieu.com

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 3.5 Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 0.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 0.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 0
  Đăng lúc 6/7/2014 16:45
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 3/1/2014 10:09
Tuyệt vời. Cảm ơn!  Đăng lúc 30/5/2013 15:57
Hữu ích lắm! Thanks!: 2
  Đăng lúc 18/1/2012 10:43
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
Hay!  Đăng lúc 26/9/2011 11:11

Số người tham gia 28Uy Tín: +35 Thưởng +40 Thanked +77 Thu lại Lý do
vinhpeo52tl1 + 2 Thích bài này! Thanks!
sontv17 + 2 Thật thú vị! Thanks!
trung49cd + 1 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
tuyenhoai90 + 2 Kinh nghiệm. Cảm ơn!
nghia1988 + 2 Thích bài này! Thanks!

Xem tất cả

Nằm trong bộ sư tập

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Đề cử
Ngoclân Đăng lúc 30/5/2011 15:51 | Chỉ xem của tác giả
Đúng là khi tính toán thể tích đất  đắp cần chú ý 2 loại: đất rời từ nơi khác và đất tận dụng lại từ đất đào, 2 loại này tính toán khác nhau. Và vận chuyển 2 loại đất này cũng khác nhau.
Về vận chuyển đất cho 10km thì ban tính như thế theo mình không hợp lý, chỉ có 2 nấc: đơn giá cho 7km đầu và 3km sau cứ lấy đơn giá vận chuyển tiếp 1km x 3km là ra 10km vận chuyển

Đánh giá

To ngoclan: tatylic đúng đó : Giá vc 10km tính = vc <1km + 6 * vc <= 7km + 3* v/>7km  Đăng lúc 25/7/2011 15:55
Về vấn đề vận chuyển đất cho cự ly 10km. Bạn có thể tìm thấy hướng dẫn tách ra làm 3 nấc ở phần thuyết minh đơn giá Công tác đào, đắp đất, đá, cát   Đăng lúc 30/5/2011 16:30

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
hongthigiang + 1 Thích bài này! Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
fubi Đăng lúc 30/5/2011 17:08 | Chỉ xem của tác giả

ý của tatylic đúng vậy không?

Trả lời tatylic Bài mới

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0 Tuyệt vời! Cảm ơn!: 3.8
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0 Rất hữu ích! Thanks!: 0.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 16/7/2016 10:45
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 6/7/2014 16:58
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 2/1/2014 13:39
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 31/5/2013 11:00
Cảm ơn. Rất hay, rất hữu ích!  Đăng lúc 30/3/2012 21:08

Số người tham gia 14Uy Tín: +24 Thưởng +20 Thanked +15 Thu lại Lý do
nath.pleiku + 1 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
kibaqb92 + 1
chiacmilan + 2 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
phudu87 + 2 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
joker1006 + 2 Bài hay. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
thanh.bm Đăng lúc 12/10/2012 21:50 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 30/5/2011 17:08
Trả lời tatylic Bài mới

Trích trả lời của Viện Kinh Tế Xây Dựng:

Dự án đầu tư xây dựng mới Trường A tại Hà nội do Trường A làm chủ đầu tư, đang trong quá trình triển khai, trong đó có hạng mục San lấp mặt bằng vật liệu đất đắp với độ chặt yêu cầu 0.9
Theo định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (ban hành kèm theo công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007  của Bộ Xây dựng) có quy định về  hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp K90 là 1,1. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy trình thi công và nghiệm thu quy định về hệ số chuyển thể tích từ đất nguyên thổ sang đất rời - Hệ số tơi xốp của đất tại Phụ lục 3, tuỳ từng loại đất có giá trị trong khoảng 1,14 - 1,32. Như vậy hệ số chuyển đổi từ trạng thái đất rời sang đất đầm chặt K90 phải bằng 1,1 x (1,14 - 1,32).
Qua tham khảo Công văn của Bộ Giao thông Vận tải về việc áp dụng hệ số chuyển đổi từ đất rời được vận chuyển đến chân hiện trường xây lắp sang đất đắp nền đường đã được lu lèn K95, K98 cho một Dự án B đang thực hiện trong đó có nội dung: "đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, thống nhất để Bộ GTVT ban hành cho áp dụng hệ số chuyển đổi từ đất rời được vận chuyển đến chân công trình: xây lắp sang đất đắp nền đường đã được lu lèn K95, K98 với hệ số là K 1,37 cho dự án ".
Xét thấy về địa điểm xây dựng và tính chất đất đắp của Dự án B đã được áp dụng với hạng mục San lấp mặt bằng Trường A có đặc điểm tương đồng. Để phục vụ cho việc lập, quản lý và điều chỉnh dự toán công trình, Trường A dự kiến tạm thời áp dụng hệ số chuyển đổi này là 1,35 = 1,1x1,23 (lm3 đầm chặt K90 cần 1,35m3 đất rời). Hệ số chính thức phục vụ cho việc thanh quyết toán của công trình sẽ được Chủ đầu tư cùng các tổ chức Tư vấn xác định cụ thể trong quá trình thi công. Trường A xin hỏi việc tạm thời áp dụng như vậy có được không và xin ý kiến hướng dẫn của Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng.
Rất mong nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của Quý Viện để tạo điều kiện cho việc triển khai dự án được thuận lợi.
Xin trân trọng cảm ơn

Trả lời:
Ngày 16-8-2007 Bộ xây dựng có văn bản số 1776/BXD-VP về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng. Theo hướng dẫn của văn bản này thì hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp hệ số đầm nén K = 0,9 là 1,1 . Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4447:1987 Công tác đất - quy trình thi công và nghiệm thu quy định về hệ số chuyển thể tích từ đất nguyên thổ sang đất rời, tuỳ từng loại đất thì hệ số tơi xốp của đất có giá trị từ 1,14 - 1,32. Như vậy hệ số chuyển đổi từ đất rời sang đất đắp nằm trong khoảng từ 1,1 x 1,4  đến 1,1 x 1,32 tuỳ từng loại đất.
Trong quá trình thực hiện dự án, việc vận dụng hệ số chuyển đổi từ đất rời, tơi xốp sang đất đắp của các công trình tương tự để lập dự toán là phù hợp với quy định tại Nghị định số 112/2009/ND-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Việc thanh toán khối lượng hoàn thành sẽ căn cứ vào thí nghiệm thực tế tại hiện trường để xác định hệ số chuyển đổi từ đất rời, tơi xốp sang đất đắp.

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 15/10/2012 10:59

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
Trần Hiền Đăng lúc 13/10/2012 08:49 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 30/5/2011 17:08
Trả lời tatylic Bài mới

E muốn hỏi 1 chút ạ:
1, Vận chuyển đất khi đào bằng thủ công được định mức cho các cự ly là bao nhiêu??
2, Khi cự ly Vận chuyển > Định mức thì áp dụng Định mức Vận chuyển đất như thế nào??


kitty_bht_18191 trong 13/10/2012 08:50 đã trả lời thêm:
Sơ đồ rất ngắn gọn , chọn lọc và dễ hiểu..hjjj

Đánh giá

Sơ đồ ởt rên đã thể hiện rõ câu hỏi bạn rồi đó. Chịu khó đọc là hiểu liền.  Đăng lúc 14/10/2012 12:08

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
janglong99 Đăng lúc 13/10/2013 23:40 | Chỉ xem của tác giả
kitty_bht_18191 gửi lúc 13/10/2012 08:49
E muốn hỏi 1 chút ạ:
1, Vận chuyển đất khi đào bằng thủ công được định m ...

DM1778 có vận mã vận chuyển vật liệu bằng thủ công, nhưng trong đó có đm 10m đầu, 10m tiếp nhưng ko biết nếu 100m thì mình chưa biết tính thế nào cho đúng


janglong99 trong 13/10/2013 23:45 đã trả lời thêm:
Cho mình hỏi áp dụng mã đắp cát bằng đầm cóc AB.66142 đơn vị tính là 100m3. mình đi thuê máy đầm, người đầm để đầm 200m3 cát nền hè đường thì tính ra chi phí tăng lên rất nhiều. Ko biết có áp dụng thành mã đầm cát bằng thủ công được ko

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
thanhtruongt Đăng lúc 23/12/2016 09:24 | Chỉ xem của tác giả
Về cách tính khối lượng đất vận chuyển đi đổ trong trường hợp có giữ lại một phần đất đào để dùng. Vậy "khối lượng giữ lại để dùng" này được tính như thế nào?

Trước giờ mình hay tính:
- Khối lượng đất đào giống như sơ đồ trên (tức là bằng kích thước khuôn đào)
- Khối lượng đất đắp giống như sơ đồ trên (là bằng kích thước hình học của vật thể sau khi đắp xong).
- khối lượng đất vận chuyển = khối lượng đất đào - khối lượng đất đắp.

Nhưng đọc bài này mình lại thấy cách tính khối lượng đất vận chuyển như trên của mình không hợp lý. Vì theo Italyc và sơ đồ của anh fubi thì: khối lượng đất đắp này được tính theo kích thước hình học của vật thể sau khi đắp xong. Nhưng mình thấy thì nó sẽ lớn hơn "khối lượng đất đắp" như cách mình tính ở trên.

Bởi vì: "khối lượng giữ lại để dùng" = "khối lượng đất đắp" x K2

Mong các bạn và các anh thảo luận thêm.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
sontv17 Đăng lúc 23/3/2017 11:15 | Chỉ xem của tác giả
thanhtruongt gửi lúc 23/12/2016 09:24
Về cách tính khối lượng đất vận chuyển đi đổ trong trường hợp có giữ lại một ph ...

Theo em thì do đào và đắp tại cùng 1 nơi nên tính chất cơ lý của đất đào và đất đắp không thay đổi. Vì vậy hệ số chuyển đổi ở đây coi như bằng 1.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 3/5/2024 20:57 , Processed in 0.155897 second(s), 28 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.