XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 3463|Trả lời: 15
Thu gọn cột thông tin

Tổng quan về EPC

[Lấy địa chỉ]
td.bitexco Đăng lúc 22/8/2012 14:38 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Bài    1:  Tổng quan về EPC

Gần đây, trên một số  diễnđàn có đăng tải nhiều bài báo về đấu thầu gói thầu EPC, trong đó có đề cập đếnmột số nội dung thuộc về quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu EPC. Bêncạnh ý kiến tâm huyết và hiểu biết sâu về đấu thầu của các chuyên gia thì vẫncòn một số cá nhân đưa ra các nhận định chưa thực sự đúng và trúng về quy trìnhlựa chọn nhà thầu.

Nhằm cung cấp cho đông đảo bạn đọc cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về đấu thầugói thầu EPC, chúng  tôi trân trọng giới thiệu  đến các bạn đọc chùmbài viết về EPC của những người làm công tác quản lý đấu thầu trong chuyên mụcgóc nhìn EPC .   
Trong chùm bài trao đổi  vềEPC của những người làm công tác quản lý đấu thầu chúng tôi sẽ cung cấp tới bạnđọc những bài viết với các chủ đề: tổng quan về EPC, quy trình xét thầu gói thầuEPC, điều kiện trúng thầu gói thầu EPC, sử dụng lao động nước ngoài, quản lý hợpđồng của chủ đầu tư và một số vấn đề liên quan khác. Bài "Tổng quan vềEPC" gồm 3 nội dung chính: khái niệm về EPC, bàn luận xung quanh vấn đề lợithế và bất lợi của EPC và việc áp dụng EPC nhằm đưa ra cách hiểu chính xác vềEPC trước khi đi vào những vấn đề cụ thể ở những bài viết sau:
Khái niệm EPC

EPC là một hình thức quản lý mới trong triển khai dự án đầu tư xâydựng công rình EPC là các chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Engineering-Procurement of Goods - Construction. Khái niệm này được hiểu là trong cùng mộtgói thầu, một hợp đồng, nhà thầu được giao thực hiện cả ba nội dung công việc:tư vấn (ví dụ: khảo sát, thiết kế, giám sát). mua sắm hàng hóa mà cụ thể là vậttư, thiết bị cho dự án và thi công xây lắp công trình EPC là một hình thức cụthể của cách tiếp cận: giao cho cùng một nhà thầu vừa thiết kế vừa thi công xâylắp (Design Build - DB). khác với cách tiếp cận truyền thống thiết kế xong mớichọn nhà thầu thi công.

Trong mỗi hoàn cảnh cụ thể EPC bao hàm các  phạm vi công việc khác nhau,có thể là việc thực hiện các dự án, cũng có thể là thực hiện một gói thầu / hạngmục công trình thuộc dự án. Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) soạn thảoĐiều kiện Hợp đồng mẫu cho dự án EPC, như vậy là EPC áp dụng theo dự án. TạiTrung Quốc, công việc của nhà thầu EPC bắt đầu ngay từ giai đoạn chuẩn bị dự ánvà chỉ kết thúc ở giai đoạn sau xây dựng, đưa công trình vào vận hành.

Ở nước ta, EPC có thể triển khai ở phạm vi gói thầu thực hiện một công trình củadự án như tại Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1 (Tổ máy số 1),  cũng có thể ở phạmvi cả dự  án như tại Nhà máy Thủy điện Na Hang, Tuyên Quang. Khi đưa EPCvào áp dụng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, các nhà quản lý lựa chọn cáchsử dụng nguyên gốc tiếng Anh và chỉ giải thích bằng tiếng Việt. Điều này một phầnnhằm đảm bảo tính hội nhập trong công tác quản lý kinh tế, tuy nhiên phần nào dẫnđến cách hiểu chưa thống nhất.  Theo khoản 21 Điều 4 Luật Đấu thầu, gói thầuEPC là gói thầu bao  gồm toàn bộ các công việc thiết kế. cung cấp thiết bị.vật tư và xây lắp.

Nghị định 48/2010/NĐ -CP ngày 7/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng(điểm g khoản 1 Điều 31) quy định: Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị côngnghệ và thi công xây dựng công trình (Hợp đồng EPC) là hợp đồng để thực hiệncác công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựngcông trình, hạng mục công trình, hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế -cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của mộtdự án đầu tư. Nghị   định cũng phân biệt hợp đồng EPC với hợp đồngchìa khóa trao tay với khái niệm: Hợp đồng tổng  thầu chìa khóa trao taylà hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các cộng việc lập dự án, thiết kế,cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầutư xây dựng công trình. Đối với gói thầu EPC, chỉ có một nhà thầu chịu tráchnhiệm về các nội dung. tư vấn, mua sắm thiết bị, vật tư và xây lắp. Nhà thầuEPC kết thúc công việc khi đã đào tạo chuyển giao công nghệ. vận hành chạythử và công trình được chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với hình thức hợp đồng chìakhóa trao tay, ngoài các công việc của nhà thầu EPC, tổng thầu chìa khóatrao tay còn phải thực hiện công tác lập dự  án đầu tư cùng chủ đầu tưtham gia bảo vệ dự án trước người quyết định đầu tư.

Như vậy, theo các quy định trênthì khái niệm EPC và chìa khóa trao tay ở Việt Nam không hoàn toàn trùng khớp nhưcách hiểu của một vài diễn giả từng tham gia tranh luận về vấn đề EPC. EPC cósự khác biệt cơ bản  so với cách triển khai dự án đầu tư xây dựng côngtrình thông thường. Trong cách làm thông thường, chủ đầu tư chịu trách nhiệmthực hiện hoặc lựa chọn nhiều nhà thầu khác nhau, với điều kiện có đủ năng lựchoạt động xây dựng, thực hiện các khâu khác nhau trong một dự án: ví dụ nhà thầutư vấn A được lựa chọn thực hiện nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi nhà thầutư vấn B lập thiết kế kỹ thuật và dự toán, nhà thầu xây lắp C thực hiện gói thầuxây lắp chính của dự án và nhà thầu cung cấp D cung cấp toàn bộ thiết bị của dựán. Nói cách khác, các khâu theo từng chuyên môn được tách bạch rõ ràng: côngviệc tư vấn .do nhà thầu tư vấn đảm nhận. công việc xây lắp do nhà thầu thicông đảm nhận, hàng hóa và thiết bị của công trình do nhà thầu cung cấp đảm nhận.Điều này đồng nghĩa với yêu cầu phải có thiết kế được duyệt rồi mới tính đếnchuyện đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa và nhà thầu xây lắp.   
(Nguồn Báo đấu thầusố 198, ngày 5/10/2010)

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 22/8/2012 14:42

Số người tham gia 4Uy Tín: +6 Thưởng +6 Thanked +4 Thu lại Lý do
misterx19xx + 1 Thích bài này! Thanks!
daicapmu + 1
tranhungdao12a3 + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Thanks!
atuanxd + 3 + 3 + 1 Rất hữu ích. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| td.bitexco Đăng lúc 22/8/2012 14:40 | Xem tất
Bài 2: Những lợi thế và bất lợi của hình thức EPC


Từ cách phân chia công  việcnêu trên, phần này của bài viết sẽ tập trung phân tích lợi thế và bất lợi củahình thức EPC so với hình thức thực hiện dự án thông thường

Về lợi thế

Thứ nhất  chủ đầu tư được giảm thiểu về công việc quảnlý đối với dự án vì đã có một đầu mối thực hiện dự án.. Nhà thầu EPC thực hiệnluôn các công vụ điều phối. quản lý dự án thay  chủ đầu  tư. Tráchnhiệm kết nối các  khâu các phần trong chuỗi công việc của dự án thuộc về nhà thầu EPC; kể cả việc tế chức mua sắm, thế tạo và cung cấp thiết bị công nghệđáp ứng yêu cầu và tiến độ thực hiện của hợp đồng. lựa chọn nhà thầu phụ (nếucó)... Với hình thức này nhà thầu được phát huy tính sáng tạo cũng như có cơ hộiphát triển sâu hơn trong lĩnh vực ngành nghề của mình. Trong thời gian gần đây,nhằm xây dựng năng lực của các nhà thầu Việt Nam một số nhà thầu trong nước đượcchỉ định thực hiện gói thầu EPC quan trọng-như Tổng .công ty ắp máy Việt Nam(LILAMA) thực hiện dự án EPC Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1. Tổng công ty SôngĐà thực hiện dự án EPC Thủy điện  Na Hang, Tuyên Quang.

Thứ hai xuất phát từ việc thiết kế, cung cấp hàng hóavà xây lắp do một đầu mối đảm nhận nên giảm thiểu những rủi ro ai có bất cập hoặckhác biệt giữa thiết kế với thi công. Do nhà thầu thi công được tiếp cận với dựán ngay từ đầu nên giảm được thời gian nhà thầu làm quen với thiết kế, đề xuấtđiều chỉnh thiết kế cho phù hợp với biện pháp thi công hoặc ngược lại đề xuấtđiều dành biện pháp thi công cho phù hợp với thiết kế. Ngoài ra, tiến độ củadự án có thể được đấy nhanh trong trường hợp triển khai công tác thicông ngay cá khi thiết kế chưa  hoàn thiện. Với việc hiện thực hóacác lợi thế này, nhà thầu EPC còn có thể giảm được chi phí thực hiện dự án.
Thứ ba  đối với chủ đầutư thì chi phí đối với gói thầu EPC do tiên lượng và kiểm soát hơn nhờ có mộtđầu mối thực hiện. Có một số hình thức hợp đồng có thể sử dụng nhưhợp đồng trọn gói. hợp đồng theo đơn giá. Trong nhiều trường hợp sử dụng vốntừ các tổ chức tín dụng, hợp đồng  EPC được ký theo hình thức trọn gói.Điều này tạo thuận lợi cho chủ đầu tư cũng như tổ chức cho vay vốn trong kiểmsoát chi phí dự án ngay từ khi bắt  đầu triển luật gói thầu EPC.

Về bất lợi

Thứ nhất  yếu tố quyết định thành công hay hiệu  quảcủa dự án phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ của nhà thầu EPC. Việc triểnkhai EPC ở Việt Namtrọng thời gian gần đây cho thấy thế bất  lợi đang có xu hướng  lấnlướt. Ví dụ trường hợp nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở  rộng 1, do nhà thầuEPC chưa có kinh nghiệm dẫn đến tiến độ Nhà máy chậm hơn 3 năm so với kế hoạch.Một số công trình do nhà thầu EPC Trung Quốc đảm nhận cũng rơi vào tình trạngtương tự. việc khắc phục bất lợi này nằm trong cơ chế lựa chọn nhà thầu EPC -vấn đề sẽ được bàn tới trong những bài viết sau.

Thứ hai, chủ đầu tư tạo quyềntự chủ hơn chủ nhà thầu những rủi ro trong  việc giảm quyền được giám sátcủa chủ đầu tư là cao, do có một   đầu mối chịu trách nhiệm toàn diệnvề các vấn đề của dự án/gói thầu. Điều này dẫn đến việc kiểm soát của thủ đầutư cũng như tư vấn giám sát đối với chất lượng của từng khâu, từng việc bị hạnchế, trong khi chủ đầu tư vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với chấtlượng và hiệu quả nói chung của công trình. Vấn đề này được bàn tới trong cácbài báo gần đây: vật tư không đúng chủng loại yêu cầu và đã được chủ đầu tư vàtư vấn. giám sát phát hiện nhưng nhà thầu EPC vẫn đưa vào sử dụng cho côngtrình. Điểm bất lợi này trên lý thuyết sẽ được khắc phục một phần với quy địnhcủa Nghị định 48/20101NĐ - CP khi từng công việc (thiết kế, hồ sơ mời thầu, kểtquả lựa chọn nhà thầu) phải nhận được sự đồng thuận của chủ đầutư.

Thứ ba, trong quá trình: thựchiện hợp đồng, nhà thầu  EPC có xu hướng tiết kiệm chi  phí nhằmtăng lợi nhuận. Một số trường hợp không quan tâm đến chất lượng  tổng thể,có thể dẫn đến rủi ro công trình không đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng như yêucầu của chủ đầu tư. Dự án nêu trong bài "Bẫy đấu thầu giá rẻ" đăngtrên báo Thanh Niên ngày 19/8/2010 là một ví dụ về bất lợi này. Vấn đề ở chỗquy định đối với các điều kiện, điều khoản ràng buộc trong hợp đồng và có sựkiểm soát, giám sát của thủ đầu tư tư vấn trong thực hiện hợp đồng. Nội dungnày sẽ được bàn luận trong các bài viết tiếp theo.   
(Nguồn Báo đấu thầusố 199, ngày 6/10/2010)

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 4.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 4
  Đăng lúc 9/3/2019 15:40
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 22/8/2012 14:42

Số người tham gia 2Uy Tín: +6 Thưởng +6 Thanked +2 Thu lại Lý do
antb + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!
tranhungdao12a3 + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| td.bitexco Đăng lúc 22/8/2012 14:41 | Xem tất
Bài 3:  Việc áp dụng hình thức EPC

Nên áp dụng EPC khinào?

EPC nên được áp dụng  khi dự án có nhiều sự lựa chọn về biện pháp thicông, đặc biệt là công trình có công nghệ xây dựng tiên tiến, công nghệ thuộc bảnquyền của nhà xây dựng. Khi đó, thiết kế của dự án phụ thuộc đáng kể vào từngbiện pháp thi công. Việc tách khâu thiết kế với cung cấp hàng hóa và xây lắp đốivới trường hợp này sẽ khiến chủ đầu tư khó xác định đâu là phương án tốt nhất.Mặt khác, trường hợp chủ đầu tư đã quyết định lựa chọn một thiết kế nhất địnhđể đưa ra đấu thầu cũng không đảm bảo tính cạnh tranh bởi thiết kế đó" đãcó định hướng cho một 'loại công nghệ /biện pháp thi công nhất định. - EPC phùhợp với các công trình lắp đặt hệ thống cơ khí hệ thống điện mà việc thiết kếvà sản xuất thiết bị không thể thực hiện tách rời. Đây là các công trình, hạngmục công trình đòi hỏi tính đồng bộ hóa cao.
Thực tế, nhiều công trìnhngành điện, cơ khí khai khoáng của Việt Nam đã và đang được triển khai theoEPC. Ngoài ra, các chuyên gia  còn khuyến cáo sử dụng EPC trong trường hợpchủ đầu tư không đủ năng lực quản lý dự án khi chia thành nhiều gói thầu cótính chất khác nhau hoặc trường hợp dự án có yêu cầu thực hiện theo tiến độ gấprút mà không thể cho phép chờ thực hiện xong thiết kế mới bắt tay vào xây dựng.
Không nên áp dụng EPC khi nào?
Trong trường hợp chủ đầu tư không thể xác định đượcyêu cầu đối với công trình các thông số chính của công trình về công suấtphương án kỹ thuật thì việc áp dụng EPC sẽ chỉ gây bất lợi. Không nên triểnkhai EPC khi thực tế dự án cho thấy nếu trao thầu theo hình thức EPC thì nhà thầusẽ chịu rủi ro lớn (ví dụ: dự án/gói thầu có phần khối lượng công tác ngầm lớnmà nhà thầu lại không có điều kiện để thực hiện khảo sát trực tiếp tại hiện trường).Trường hợp này có thể xuất hiện tình huống quyền và nghĩa vụ của các bênkhông cân đối trong hợp đồng EPC không đảm bảo tính khả thi  của việctriển khai dự án.
Ngoài các các yếu tố thuộc về điều kiện cụ thểcủa dự án và con người làm dự án kể trên, việc lựa chọn. có thực hiện theogói thầu EPC còn phụ thuộc vào bối cảnh chung, trong đó có hoạt động đầu tư xâydựng được thực hiện. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đang tạo một “độmở" hay một sự "linh hoạt" nhất định để các chủ đầu tư lựa chọnghép phần nào, khâu  nào vào với nhau. Hãy cùng nhìn lại hiện tượng áp dụngEPC ở nhiều gói thầu trong thời gian gần đây dẫn đến việc nhà thầu trong nước"đứng ngoài cuộc" đối với các dự án lớn. Nếu chỉ tìm cách đổ lỗicho .quy định của pháp luật thì chắc chắn có phần phiến diện. Chúng ta cần suyngẫm về vai trò của chủ đầu tư - người được giao quyền sử dụng nguồn vốn nhà nước.Nếu có trách nhiệm với xã hội khi tiêu đồng tiền đó thì hoàn toàn có cách để tạođiều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia thực hiện các phần việc củadự án. phù. hợp với năng lực trong nước .
Thực tế triển khai EPC   
Mỹ đã triển khai hình thức quảnlý dự án đầu tư xây dựng theo cách tiếp cận thiết kế - xây dựng (DB) từ nhữngnăm 1980. Nhật Bản nghiên cứu về EPC cũng trong khoảng thời gian này, sau đóđưa vào áp dụng từ khoảng năm 2001-2002. Trung Quốc cũng đã triển  khaicác hình thức cụ thể của DB từ đầu thế kỷ XXI. So với các nước này Việt Nam bắt đầu áp dụng EPC không muộn hơn. Năm 1996 - 1997 chúng ta bắt tay thực hiện dự ánNhà máy Nhiệt điện Phả lại 2 theo phương thức EPC, sử dụng vốn vay của Chính phủNhật     Bản thông qua Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản(JBIC). Các dự án Thủy điện Na Hang, Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 lần lượt triểnkhai từ năm 2000, 2002. Hình thức quản lý đầu tư này đã phát huy tác dụng vàdần chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng đầu tư xây dựng ở các nước. Vào thập niên1980 và 1990 ở Mỹ, chỉ có khoảng 10% các dự án được áp dụng DB, đến nay con sốnày đã đạt khoảng 40%. Tại Trung Quốc, hiện DB chiếm 10% tổng số dự án và khoảng5% trong tổng giá trị đầu tư xây dựng. Điều này cho thấy EPC không phải là"chìa khóa vạn năng" cho hoạt động quản lý đầu tư xây dựng và chắc chắnvẫn cần có sự thận trọng trong việc áp dụng hình thức này.

Ở Việt Nam chưa có con số thống kê đầy đủvề việc áp dụng hình thức EPC. Tuy nhiên đã có rất nhiều công trình áp dụnghình thức hợp đồng này. Có chuyên gia ước tính có khoảng 90% số dự án . thượngnguồn thuộc các ngành điện, khai khoáng, dầu khí luyện kim, hóa chất do nhà thầuEPC Trung Quốc thực hiện. Con số này hiện chưa được kiểm chứng. Để làm rõ thựctrạng cũng như tồn tại trong việc áp dựng EPC ở Việt Nam, hiện Bộ kế hoạch và Đầu tưđang gấp rút triển khai nhóm nghiên cứu  về EPC. Trên cơ sở thôngtin được cung cấp từ các Bộ, ngành và địa phương. Bộ Kế hoạch vàĐầu tư sẽ nghiên cứu , tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủtrong thời gian sớm nhất.  
(Nguồn Báo Đấu thầu số 200, ngày 7/10/2010)

Đánh giá

Rất hay! Cám ơn nhiều  Đăng lúc 24/8/2012 11:06

Số người tham gia 3Uy Tín: +8 Thưởng +8 Thanked +3 Thu lại Lý do
daicapmu + 1
tranhungdao12a3 + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Thanks!
fubi + 5 + 5 + 1 Bài hay quá. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| td.bitexco Đăng lúc 22/8/2012 14:42 | Xem tất
Bài 4:  Điều kiện trúng thầu góithầu EPC
Trong các bài viết trước,  bạnđọc đã được giới thiệu quan điểm chung nhất về EPC và khâu trọng yếu quyết địnhđến chất lượng một cuộc thầu. Bài viết này sẽ tiếp tục làm rõ sự "đắt- rẻ"mà một người làm đấu thầu chuyên nghiệp và chân chính phải nắm cho tường tận.
Theo quy định của Luật Đấu thầu,đối với hồ sơ dự thầu (HSDT) gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc EPC đã vượtqua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá để so sánh xếp hạngHSDT của các nhà thầu.

Theo đó, HSDT của nhà thầu có giáđánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu nếu giá dự thầusau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu đó không lớn hơn giá gói thầutrong kế hoạch đấu thầu hoặc dự toán được duyệt (Điều 38 về xét duyệt trúng thầuđối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và EPC). Luật sửa đổi bổ sungmột số điều của các luật  quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số38/2009/QH12 (khoản 1 Điều 2) nêu rõ "giá đánh giá là giá được xác địnhtrên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại và đượcdùng để so sánh, xếp hạng HSDT đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặcgói thầu EPC. Giá đánh giá bao gồm giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiệngói thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng vớt các chi phí cầnthiết để vận hành,. bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chấtlượng, nguồn gốc của  hàng hóa hoặc công trình thuộc gói thầu trong suốtthời gian sử dụng".

Như vậy giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc HSDT, bao gồmtoàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu. Còn việc bên mời thầu (BMT)xác định giá đánh giá đối với gói thầu EPC là nhằm chuyển đổi chi phí do cácnhà thầu chào trong HSDT về cùng một mặt bằng: kỹ thuật, tài chính. thương mạivà một số yếu tố khác trong cả thời gian vòng đời của dự án để xem xét. lựa chọnnhà thầu chào phương án mang lại hiệu quả hay “giá trị đồng tiền" cao nhấtcủa cả vòng đời dự án. Do đó, cơ sở để xét duyệt nhà thầu trúng thầu là giáđánh giá thấp nhất, mà không phải là giá dự  thầu do nhà thầu chào thấpnhất. Theo quy định của Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về hướng dẫnthi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, đốivới gói thầu mua sắm hàng hóa xây lắp tuỳ theo tính chất của từnggói thầu mà quy định các yếu tố về điều kiện kỹ thuật, tài chính và thương mạiđể xác định giá đánh giá cho phù hợp.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có thể lựa chọn các yếu tố về kỹ thuật như:tiến độ thực hiện; công suất, hiệu suất của máy móc, thiết bị; mức tiêu hao điệnnăng, nguyên nhiên vật liệu; chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng; tuổi thọ vàcác yếu tố kỹ thuật khác (khoản 3, Điều 25). Đối với gói thầu xây lắp có thể lựachọn các yếu tố kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; chi phí quản lý, vận hành. duytu, bảo dưỡng. tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹ thuật khác để đưa về một mặtbằng đánh giá. HSDT có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất (khoản 3, Điều26). Có thể thấy tùy theo đặc điểm của từng gói thầu mà có những cách thức quyđổi khác nhau về cùng một mặt bằng. Một trong những công việc khó khăn nhấttrong việc quy đổi về cùng một mặt bằng là việc quy đổi nguồn gốc của hàng hóado rất khó định lượng. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta hãy nghiên cứumột ví dụ sau đây: BMT X tổ chức đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa M. Hồ sơ mờithầu (HSMT) do BMT phát hành có ghi việc xác định giá đánh giá  theocông thức: B (i) = Giá trị thiết bị ( i )  trong gói thầu x K1. Trong đóquy định: nếu cùng là thiết bị sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản được sản xuấtvà lắp ráp tại Malaysia hoặc Thái Lan áp dụng mức K1=100% (tức hệ số K =1), còn nếu được sản  xuất và lắp ráp tại Việt Nam thì áp dụng mứcK1=300% (tức hệ số K = 3), như vậy, có nghĩa là đưa về cùng mặt bằng giá đánhgiá thiết bị sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam cao gấp 3 lần so với thiết bị đượclắp ráp tại Malaysia hoặc Thái Lan về mặt hệ số K1.

Vậy việc HSMT đưa công thức xác định giá đánh giá như trên có phù hợp không?Xin được trả lời ngay là không được và khi chủ đầu tự đưa ra công thức tínhcăn cứ vào xuất xứ của thiết bị thì cũng cần phải đưa ra được (giải thích, chứng minh) cơ sở kinh tế - kỹ thuật của công thức đó, tức là công thứcđưa ra phải mang tính khoa học, khách quan. Căn cứ theo công thức tại tình huốngnêu trên thì thấy rằng việc. hàng hóa sản xuất tại Việt Nam phải chịu mức chi phí để đưa về cùng một mặtbằng cao gấp 3 lần so với hàng hóa cùng loại sản xuất tại Thái Lan hoặc Malaysia là bấthợp lý. Cách đưa ra hệ số như vậy là thiếu cơ sở tính toán khoa học, thiếukhách quan. Do vậy, việc quy đổi về cùng một mặt bằng về nguồn gốc của hàng hóalà một công việc khó đòi hỏi cá nhân lập HSMT phải có đủ trình độ chuyên môn,nghiệp vụ và có “nghề” có bản lĩnh để đưa ra quy định khách quan, công bằng,tránh khiếu nại,  kiến nghị từ nhà thầu hoặc của tổ chức, cá nhân liênquan. Cách làm hiệu quả nhất là các Bộ, ngành có liên quan cần thành lập một Hộiđồng khoa học - kỹ thuật - kinh tế (tập hợp những chuyên gia giỏi, chuyên giasâu về lĩnh vực máy móc thiết bị có liên quan) để nghiên cứu  vàđưa ra công thức tính toán, cũng như hệ số quy đổi phù hợp với từng loại thiếtbị, công nghệ để áp dụng khi xác định giá đánh giá.

Làm được như vậy là góp phần vào việc lựa chọn được nhà thầu "xứng đáng đồngtiền bát gạo', góp phần tạo ra sự công khai, công bằng, minh bạch và hiệu quảkinh tế. Trong thực tế của công tác đấu thầu hiện nay, việc lựa chọn các yếu tốđề xác định giá đánh giá còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều chủ đầu tư BMT không đưara được các yếu tố đánh giá về một mặt bằng trong HSMT nên phải chấp nhận xếp hạngnhà thầu theo giá dự thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch. Chính vìcách làm này nên dẫn đến tình trạng nhiều gói thầu lựa chọn nhà thầu dựa chủ yếuvào giá dự thầu của nhà thầu. HSDT có giá dự thầu thấp nhất sẽ có nhiễu khảnăng trúng thầu. Cách làm này cũng thể hiện năng lực của các chủ đầu tư, BMTcũng như tư vấn lập HSMT còn hạn chế trong việc đề xuất các yếu tố đưa về một mặtbằng và không biết cách xác định chi phí của các yếu tố này ảnh hưởng tới hiệuquả của gói thầu.
Bên cạnh đó có những chủ đầu tư, BMT lại đưa vào HSMT một loạt các yếu tố đểđưa về    một mặt bằng đánh giá  nhưng không đưa ra cácctính hoặc công thức tính các chi phí đưa về một mặt bằng trong HSMT. Trongnhững  trường hợp này, khi đánh  giá HSDT, BMT có thể tự lựa chọnxem yếu tố nào đưa về một mặt bằng và tính toán trên cơ sở thống nhất cáchlàm trong nội bộ Tổ chuyên gia đấu thầu hoặc BMT. Với cách làm này, có nhữngyêu  tố đưa về một mặt bằng đã quy định trong tiêu chuẩn đánh giá nhưngbị bỏ qua, không xem xét đến khi đánh giá hoặc chỉ lựa chọn các yếu tố đưa về mộtmặt bằng có lợi cho nhà thầu nào đó Do cách quy định quá "cởi mở"như vậy trong HSMT và việc áp dụng tuỳ hứng của BMT, Tổ chuyên gia đấu thầu đãdẫn đến những trường hợp việc xác định giá đánh giá để nhằm loại bỏ các HSDTkhông được ưa thích, chứ không căn cứ vào HSMT và HSDT của nhà thầu một cáchkhách quan, công bằng.

Qua phân tích nêu trên ta thấy việc qui đổi  chi phí về cùngmặt  bằng phải thể hiện những  chi phí cụ thể căn cứ vào các điều kiệnvề mặt kỹ thuật có thể tính toán và lượng hóa kinh tế, kỹ thuật được (chẳng hạnnhư mức tiêu hao nhiên liệu khác nhau, tiêu hao phụ tùng thay thế khác nhau. thờigian sử dụng khác nhau...) như ví dụ 3 tại Phụ lục 2 Mẫu HSMT mua sắm hàng hóaban hành kèm theo Thông tư số 05/2010/TT-BKH ngày 10/2/2010, không nên đưa ra mộtcông thức thiếu căn cứ làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợithế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Việc hạnchế sự tham gia của nhà thầu là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấuthầu.

Xác định giá đánh giá là nội dung quan trọng trong quá trình lập HSMT. Công thứcquy đổi về cùng một mặt bằng hợp lý sẽ giúp chủ đầu tư lựa chọn chính xác đượcnhà thầu trúng thầu đem lại hiệu quả cao nhất cho dự án. Vì vậy trong chuẩn bịHSMT, BMT cần nghiên cứu, xem xét đưa ra những yêu cầu phù hợp với tính chất củagói thầu. Đối với công việc khó khăn này, muốn thực hiện tốt công tác đấu thầutheo quy định của Luật Đấu thầu, cần phải có các chuyên gia có chuyên môn sâuvà hiểu rõ về gói thầu, có khả năng  lựa chọn các yếu tố thích hợp đểđưa về một mặt bằng, đồng thời phải đưa ra được cách tính những chi phí ảnh hưởngcủa các yếu tố này trong suốt vòng đời thực hiện dự án. Với yêu cầu này. cácchuyên gia khi xây dựng HSMT, tiêu chuẩn đánh giá HSDT, rõ ràng cần phải có kiếnthức chuyên ngành phù hợp với gói thầu, có chuyên môn sâu về gói thầu mới có thểthực hiện được.

Do đó, việc lựa chọn tư vấn không đủ năng lực để giúp chủ đầu tư xây dựng HSMTcủa nhiều dự án như hiện nay cần phải được xem xét cẩn thận, vì nó không thể đảmbảo có được một HSMT mà trong đó đưa ra đầy đủ, chính xác các yếu tố đưa về mộtmặt bằng đánh giá phù hợp, với điều kiện cụ thể của gói thầu. Mặc dùchủ đầu tư, BMT có thể sử dụng các mẫu HSMT đối với gói thầu muasắm hàng hóa, xây lắp đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành,khi xây dựng  HSMT, nhưng không thể thiếu "bộ óc" của các chuyêngia tư vấn, của những người trực tiếp soạn thảo HSMT. Đó là nhân tố quyết địnhđảm bảo đưa các thông tin đầu vào chính xác trong HSMT, trong đó có các điều kiệncụ thể để xác định giá đánh giá, giúp cho việc lựa chọn nhà thầu được thuận lợikhách quan, công bằng và chính xác. Báo Thanh niên số ra ngày 24/8/2010 có bàiviết "Đối phó với bẫy thầu giá rẻ " đã trích đăng phỏng vấn TS.Nguyễn Thành Sơn. Giám  đốc Công ty Xây dựng Sông Hồng, là người trực tiếpsoạn thảo các báo cáo đầu tư. HSMT, tiêu chuẩn đánh giá HSDT đã cho rằng"Trong đấu thầu, nếu thực hiện theo đúng luật, công khai. minh bạch thì dùcó bỏ rẻ mà chất lượng kém cũng khó trúng thầu. Nhà thầu có thểchào thầu giá rẻ, nhưng đó mới chỉ là giá chào thầu của nhà thầu.Chủ đầu tư phải chấm, đưa ra giá đánh giá để xếp hạng HSDT. Trong giá đánh giá  đã bao hàm yếu tố hiệu quả của cả đời dự án, còngiá rẻ chỉ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư Xét thầu là một công việc: hết sứcquan trọng, đòi hỏi chủ đầu tư phải có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vàthậm chí  bản lĩnh nữa để chấm thầu cho thực sự sòng phẳng. Nếu chấm thầumà tính đến hiệu quả của cả đời dự án thì chắc chắn những nhà thầu giá rẻ sẽkhông thể tồn tại". Ý kiến của TS. Nguyễn Thành Sơn là hoàn toàn phù hợp vớiquy định về lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu của Việt Nam và các quyđịnh đấu thầu của các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng Phát triểnChâu Á, văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản...). Như vậy cần phân biệt thậtrõ ràng “ giá đánh giá thấp nhất” với “ giá dự thầu thấp nhất ”Luậtđấu thầu quy định nhà thầu được đề nghị trúng thầu là nhà thầu có“giá đánh giá thấp nhất”, chứ không phải nhà thầu có giá dự thầu thấpnhất". Khoản 5 Điếu 70 Nghị định 85/2009/NĐ-CP đã quy định việc xử lý tìnhhuống trong đấu thầu: thường hợp HSDT có đơn giá khác thường mà gây bất lợi chochủ dầu tư thì BMT yêu câu nhà thầu giải thích, làm rõ bằng văn bản về nhữngđơn giá khác thường đó. Nếu sự giải thích của nhà thầu không đủ rõ, không cótính thuyết phục thì coi đây là sai lệch và thực hiện hiệu chỉnh sai lệch theoquy định như đối với nội dung chào thừa hoặc thiếu của HSDT so với yêu cầu củaHSMT theo quy định tại Điều 30 Nghị định này".

Ngoài ra, khoản 10 Điều 70 Nghị định 85/2009/NĐ-CP cũng quy định "trường hợpgiá đề nghị trúng thầu do BMT đề nghị thấp bất thường hoặc thấp nhấtdưới năm mươi phần trăm (50%) giá gói thầu hoặc dự toán được duyệtthì trước khi phê duyệt kết quả đấu thầu, chủ đầu tư có thể đưa racác biện pháp phù hợp như thành lập Tổ thẩm định liên ngành để thẩm định kỹhơn về HSDT của nhà thầu hoặc đưa ra các biện pháp phù hợp trong hợp đồng để bảođảm tính khả thi cho việc thực hiện". Tóm lại, pháp luật về đấu thầu đã cóquy định về cách xử lý đối với các trường hợp có giá dự thầu thấp bất thườnghoặc quá thấp. Vấn đề còn lại là chủ đầu tư, tổ chuyên gia đấu thầu cần nghiêncứu áp dụng để đạt được mục tiêu là lựa chọn được nhà thầu có năng lực và HSDTđảm bảo được yêu cầu đề ra của HSMT, tức là lựa chọn được phương án chào thầuhiệu quả kinh tế nhất.
(Nguồn Báo Đấuthầu số 201, ngày 8/10/2010)


Đánh giá

Rất hay! Cám ơn nhiều  Đăng lúc 24/8/2012 11:09

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
tranhungdao12a3 + 3 + 3 + 1 Rất thực tiễn. Cám ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

huynhbinh Đăng lúc 23/8/2012 14:32 | Xem tất

Mình gửi các bạn Tổng hợp các bài nêu trên

Tổng quan về EPC (1).doc

82 KB, Lượt tải về: 6884

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 24/8/2012 09:03

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 17/4/2024 02:26 , Processed in 0.175736 second(s), 34 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.