XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 2277|Trả lời: 3
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Bài học cuộc sống- Tinh Thần] Theo Vnexpress. Đừng quá 'tự sướng' về phẩm chất người Việt

[Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Đừng quá 'tự sướng' về phẩm chất người Việt

Chúng ta vẫn thường được nghe trên báo đài về các phẩm chất của người Việt như: cần cù chịu khó, có tố chất thông minh và sáng tạo, thân thiện và mến khách... Nhưng sự thật có phải như thế hay chúng ta đang tự huyễn hoặc mình bằng những điều hoa mỹ?
>Người Việt lãng phí của công

Những nhận định đánh giá này có khi là xuất phát từ chủ quan của người Việt mình, khi thì được trích dẫn từ góc nhìn của một người bạn nước ngoài nào đó. Chưa biết điều đó có thật sự đúng và khách quan hay không nhưng đôi lúc cũng làm cho tôi (và có lẽ cũng rất nhiều người khác) cảm thấy rất tự hào.

Tôi chưa có dịp đi ra nước ngoài để có thể có một sự trải nghiệm hoặc so sánh với người dân các nước khác xem thử dân mình có thật sự nổi bật hơn với những đức tính nói trên hay không.

Thế nhưng với những cảm nhận những gì đang xảy ra trong cuộc sống, cùng với những câu chuyện từ trên báo chí và của những người quen biết từng sống ở nhiều nước trên thế giới tôi chợt giật mình tự hỏi những gì lâu nay mình vẫn tự hào có phải là một sự huyễn hoặc hay ít ra đó là những đánh giá vội vàng, khiên cưỡng.

Chúng ta hãy bắt đầu bằng tính cần cù chịu khó: nếu chịu khó lang thang trong các quán cà phê có mặt ở khắp nơi từ phố xá cho đến thôn quê ta không khỏi ngỡ ngàng bởi có vô số người đủ mọi thành phần, lứa tuổi đang rất nhàn rỗi bên những ly cà phê (hoặc nước giải khát) bất kể là nắng hay là mưa, trong giờ hành chính hay ngoài giờ, ngày nghỉ hay ngày làm việc.

Trong số đó có rất ít người đến để bàn công việc mà chủ yếu họ đến để “giết” thời gian. Mà nào đâu chỉ có quán cà phê, ở các quán nhậu, quán bi-a cũng có những cảnh tượng tương tự. Hoặc có điều kiện thâm nhập vào các công sở hẳn sẽ không khó khăn lắm để mục sở thị không khí là việc uể oải, “câu giờ” của nhiều công chức nhà nước...Lúc đó chắc hẳn mọi người sẽ tự hỏi cái chất cần cù, siêng năng, chịu khó đang thật sự ở mức nào?

Còn với đức tính thông minh, sáng tạo thì chúng ta phải đặt vấn đề là có bao nhiêu phát minh khoa học, bao nhiêu giải pháp công nghệ của người Việt được thế giới công nhận? Trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục… có bao nhiêu phần trăm hàm lượng công nghệ mang nhãn hiệu made in Việt Nam?

Khó có câu trả lời thật chính xác nhưng ta có thể nói ngay rằng những thành quả đó là rất ít, thậm chí là không đáng kể. Thật đáng buồn hơn khi hiện tại chúng ta hầu như chưa làm chủ được các kỹ thuật công nghệ nguồn .

Sự thân thiện và hiếu khách của người Việt thì sao? Thật sự thì cũng khó đồng tình khi chúng ta thường xuyên nghe sự ta thán của không ít của du khách nước ngoài, các đối tác làm ăn kể cả các Việt kiều về việc các nhân viên hải quan, tiếp viên hàng không Việt Nam - những người được coi là tiếp tân của quốc gia, sao thường xuyên thiếu vắng nụ cười .

Cũng tương tự khi đến các công sở nhà nước, các bệnh viện, trên xe buýt… chúng ta cũng hiếm khi nhận được sự niềm nở ân cần. Rồi thì nạn chặt chém du khách, nạn chèo kéo, bu bám du khách ở rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước đã chứng minh điều ngược lại cho nhận định về sự thân thiện và hiếu khách.

Chưa kể một số mặt khác như kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm, ý thức cộng đồng, tính cầu thị và khả năng học hỏi của người Việt mình cũng không được đánh giá cao.

Nói như thế tôi không có ý định phủ nhận cũng như đánh giá thấp tất cả những đức tính tốt đẹp của tất cả người Việt mình, cũng không phải là một cách nhìn tự ti. Ở đâu đó và ở những thời điểm nào đó cũng có không ít con dân đất Việt đang hăng say miệt mài lao động sáng tạo và gặt hái được những thành công đáng ghi nhận.

Cũng có biết bao nhiêu con người dù trong gian khó vẫn lạc quan yêu đời, vẫn luôn luôn nở nụ cười đem lại cho cuộc sống này những gam màu tươi mát. Chỉ có điều nó chưa thật sự trở thành sâu rộng, phổ biến đến mức nổi bật và mang tính đại diện cho cả dân tộc.

Tuy nhiên tôi vẫn tin rằng tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam đều có sẵn những đức tính cần cù thông minh, sáng tạo và cũng cực kỳ thân thiện hiếu khách. Vấn đề là chúng ta phải làm sao gợi dậy được những đức tính đó.

Thế nhưng để làm sao cho những đức tính đó được bộc lộ, phát huy và lan tỏa một cách rộng khắp để trở thành như một thứ “quốc bảo” thì có lẽ còn quá nhiều việc phải làm.

Lê Quảng Đại

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
fubi Đăng lúc 16/5/2012 10:24 | Chỉ xem của tác giả
Bài báo nói lên 1 thực trạng quá đúng, và rất thực tế đang diễn ra hàng ngày tại Việt Nam.

Ngoài những "đức tính" tự hào, Việt Nam chúng ta còn hay có câu:
"Nước ta rừng vàng biển bạc", "nước là là nước giàu có tài nguyên thiên nhiên".
Nên hệ quả: rừng bị tàn phá không thương tiếc, cá đánh bắt đến từng loài nhỏ nhất không tha con nào... nói chung luôn cố gắng bán tài nguyên mà không hề có tư duy sử dụng đúng mức tài nguyên và nghiên cứu công nghệ để biến tài nguyên thành sản phẩm.
Trong khi đó, Nhật Bản nghèo tài nguyên nhưng công nghệ làm ra sản phẩm thì đứng đầu bảng.

- Chúng ta cần cù nhưng có quá nhiều quán nhậu, quá nhiều cà fe. Nếu thi thì chắc Việt nam đứng nhất về số lượng. Nên chắc chắn tính cần cù nó bị chìm trong cốc bia, và bị màu đen của ly cà fee tại các quán che lấp mất rồi.

- Chúng ta thông minh, thi cuộc thi (toán học, vật lý...) nào cũng đạt giải cao nhưng kết quả là gì?
Chúng ta có quá nhiều tiến sỹ và thạc sỹ thì dễ kiếm như trở bàn tay nhưng kết quả xã hội có được nhưng nghiên cứu gì cho cuộc sống dân?
Từ máy móc, đến hàng tiêu dùng, đến đồ chơi trẻ em thấy toàn made in "nước khác", chưa kể là 90% là "china".
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: nhưng có hãng xe máy (phương tiện đi lại phổ thông ở Vn) nào là do 100% người Việt đứng chủ công nghệ không?
Trên tivi thường xuyên đăng tải những Người nông dân phải tự thiết kế ra máy móc cho công việc của mình. Trong khi đó, các tiến sỹ, thạc sỹ thì chỉ lo chăm chăm làm quản lý. Đề tài làm xong thì cất kho, bỏ vào tủ.

- Chúng ta quá lo làm giàu, muốn giàu nhanh nhưng lại thích làm nhàn hạ. Làm không hề có niềm đam mê mà làm cốt để kiếm tiền.
....
Nói chung là vậy nhưng tự ngẫm tới ta. Mình cũng là thành phần trong số người Vn vậy đó. Chúng ta chỉ biết chê, đứng đó để nhận xét xung quanh nhưng bản thân mình nhìn lại: mình đâu khác số đông là bao.
Muốn mong chờ sự thay đổi ở người khác, ở cộng động thì trước hết chính bản thân mình phải thay đổi trước đã.

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Rất hữu ích! Thanks!: 0.0
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 22/2/2014 22:36
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
Em đồng ý với bác fubi. nhận gia vấn đề là cần thiết nhưng giải quyết được vấn đề mới là quan trọng.  Đăng lúc 17/5/2012 08:52
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 16/5/2012 10:54

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
TamMinhNguyen Đăng lúc 16/5/2012 11:57 | Chỉ xem của tác giả
Nghe “người nước ngoài” nói về người Việt trẻ

Anh Kumi Y.: “Sống ở Việt Nam nhiều năm, tôi thấy nhiều bạn trẻ ít lưu ý đến kỷ luật bản thân…”

Người nước ngoài ca ngợi thanh niên ta cũng lắm, như cần cù, nhạy bén, có chí tiến thủ nhưng đồng thời cũng phê phán ta nhiều điều. “Thuốc đắng dã tật”, chịu khó nghe người ta nói về những khiếm khuyết của mình cũng là một cách học hỏi.

Jean H. - một giáo viên trẻ người Pháp đã từng giảng dạy mấy năm ở nước ta, nhận xét thắng thắn về lớp trẻ Việt trong lĩnh vực giáo dục, rằng: “Thanh niên Việt nếu so sánh với các nước có phần kém tự tin và ít trưởng thành hơn. Tại lớp học, học sinh Việt không bao giờ đặt câu hỏi hoặc tranh luận với thầy giáo về bài giảng. Ngược lại ông thầy cũng chẳng mấy khuyến khích người học bày tỏ ý kiến, thậm chí còn tỏ ra bực bội nếu bị sinh viên chất vấn!

Ở cơ quan cũng tiếp tục cái tinh thần đó, các bạn trẻ thường thụ động, ít dám đặt câu hỏi với các sếp. Cái gì cũng gật đầu vâng dạ, nhưng công việc thì khó hoàn tất... Tôi e ngại rằng với cung cách ứng xử kiểu này, các bạn khó thi đua cạnh tranh với người”.

Đối với lớp trẻ đô thị con nhà khá giả, tình hình còn tệ hơn, theo như mô tả của chị Shirley M. - người Mỹ: “Thăm viếng một số gia đình khá giả, tôi nhìn thấy con cái họ, nhất là con trai, về nhà là chơi, ít thấy học hành, tập thể dục hay giúp việc nhà. Bao nhiêu công việc đùn đẩy cả cho mẹ, chị em gái hoặc người giúp việc. Điều này thật khác xa ở phương Tây, con cái trong nhà đều tham gia phụ giúp làm việc nhà. Tôi nghĩ như vậy là không tốt, vì với cái lối cưng chiều như thế, một khi vào đời, làm sao họ có thể tự lập gánh vác việc gia đình và xã hội?”.

Anh Kumi Y. - người Nhật thuộc thế hệ mới, tuy không thích mấy lối làm việc cật lực của đồng bào mình, nhưng anh cũng lưu ý: “Sang Việt Nam, tôi mới thấy người Nhật chúng tôi làm việc quá mức. Ở nước tôi, người ta ở lại công sở làm việc đến khuya là chuyện bình thường.

Ở Việt Nam, tôi nhìn thấy nhiều người về nhà ngay sau giờ cơ quan đóng cửa, thậm chí còn có người về sớm hơn, nhất là ở các công sở. Công nhân viên thường đi làm trễ, nghỉ trưa quá dài!

Sống ở Việt Nam nhiều năm, tôi thấy nhiều bạn trẻ ít lưu ý đến kỷ luật bản thân, chỉ ham chạy theo các giá trị vật chất một cách vô tư”.

Anh P.M.X là một chuyên gia cao cấp Việt kiều được mời tư vấn đánh giá lại một số ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, nhận xét khi làm việc chung với nhiều nhóm chuyên viên trẻ trong nước: “Khi làm việc với một số công ty kiểm toán nước ngoài ở Việt Nam, tôi gặp gỡ không ít các em tốt nghiệp cử nhân hoặc thạc sĩ ở nước ngoài về. Đây là những thành phần ưu tú ở Việt Nam, nhưng tôi lại rất thất vọng về họ, vì đa số chưa biết cách tổ chức và làm việc. Có lẽ họ đã thành công khi lấy được bằng cấp ở nước ngoài nhưng rõ ràng là chưa nắm bắt được phong cách lẫn phương pháp làm việc tiên tiến của người”.

Những nhận xét trên có vẻ không dễ “xuôi tai” nhưng là những điều đáng để ta phải “nghĩ”, nhìn lại mình và tăng tốc cùng đất nước tích cực hội nhập và cạnh tranh với người.

Theo Thanh nien

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 16/5/2012 13:39

Số người tham gia 1Uy Tín: +2 Thưởng +2 Thanked +1 Thu lại Lý do
minhco08 + 2 + 2 + 1 Rất hữu ích. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
fubi Đăng lúc 16/5/2012 14:15 | Chỉ xem của tác giả

Thật ra tất cả nội dung trên đều xuất phát từ 1 nguyên nhân: nền giáo dục quá cũ kỹ, lạc hậu, thấp kém. Trình độ của một phần lớn bộ phận giáo dục đều có vấn đề.
Giáo dục chạy theo thành tích, đút lót, học phiến diện: "thầy bảo trò nghe". Cấm được phản biện, sáng tạo khác với ý thầy.
Các bạn sẽ thấy 1 ví dụ hài hước chỉ có ở Việt Nam:
  - Một bài thơ hay là do tác giả đó cảm hứng sáng tác theo cảm xúc thật của mình. Cảm xúc ấy có khi rất riêng tư mà không ai biết vì tác giả không chia sẻ cho ai.
Sau đó, nhiều người đọc, mỗi người một cảm nhận khác nhau và chung quy thấy hay nên phổ biến.
Thế mà sao đó, đưa vào giáo trình lại theo kiểu: áp đặt cảm nhận 1 chiều cảm xúc của người làm sách về bài thơ. Nếu học sinh cảm nhận theo lối khác, tư duy khác liền cho điểm kém.

Trong khi người nước ngoài, họ cho mỗi học sinh tự do phát biểu, tự do nói lên cảm tưởng riêng của mình. Cảm tưởng nào hay, mới độc đáo là được điểm cao.
Chính vì giáo dục kiểu đó nên đa phần người Việt Nam cùn mòn tư duy, thụ động sáng tạo. Chỉ biết làm theo người khác. Người khác có ý gì thấy khác lạ là nhảy vào chê bai, bài bác, khích bác.
Do nền giáo dục. Làm sai thì hại 1 vài người. Nhưng giáo dục sai thì hại cả 1 thế hệ.

Số người tham gia 2Uy Tín: +6 Thưởng +6 Thanked +2 Thu lại Lý do
minhco08 + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Thanks!
TamMinhNguyen + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 30/4/2024 06:09 , Processed in 0.131452 second(s), 23 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.