XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 99290|Trả lời: 110
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

100% đã hiểu sai về Phương pháp tính chi phí kiểm toán dự án trong tổng mức?

   Đóng [Lấy địa chỉ]
1#
dangocbich Đăng lúc 28/7/2012 00:46 | Xem tất
Hic. Em đồng quan điểm với bác bitexco: "bước lập dự án đầu tư không cần cầu kỳ như vậy.
Về bạn chất sự việc, như bác fubi nói tính gần đúng, càng sát là tốt. Vì thế mới dùng phép lặp.
thực ra không phải em không nghiên cứu về phương pháp này. Em ngại dở lại bảng tính mà trước em phân tích đấy thôi.
Em xin chỉ ra điểm chưa hợp lý: các bạn để ý trên bảng tính của của 3 bước của bác fubi; đều dùng hệ số tra cố định là 0,64 là chưa hợp lý. Các giá trị: giá trị kiểm toán thay đổi -->TMĐT thay đổi. nên hệ số tra 0,64 không thể để cố định được. Phải lập 1 bảng nội suy nữa. Phức tạp và tỉ mỉ đây. (Vì đã tư duy càng sát càng tốt)
Hơn nữa, lại còn thêm anh thẩm tra cũng phải lặp nữa đấy. Ví dụ trên bác fubi lờ tịt anh này đi.
---
Tóm lại: ở giai đoạn lập dự án: không cần thiết vòng lặp làm gì.
Loại Chi phí này ghi rõ tạm tính.
Sau này có tổng mức đầu tư được duyệt rồi. Thì lấy TMĐT được duyệt đem ra mà tính.
Thiếu phần nào "cấu" ở dự phòng ra.
---
Qua ví dụ trên cho thấy, nhiều người quan niệm sai về chi phí dự phòng: chưa tận dụng được vai trò chính yếu của chi phí dự phòng. Nó hoàn toàn không phải như chi phí xây lắp.  
Nhờ có chi phí dự phòng, nên ở bước lập dự án: ta mới dám mạnh dạn "tạm tính" nhiều chi phí không riêng gì chi phí thẩm tra và kiểm toán.
Dùng " vòng lặp" là hơi đi xa theo ngôn ngữ "toán học", đến lạm dụng. Không cần thiết.
Các bạn hãy nhìn vào: chi phí dự phòng kìa. Hữu dụng lắm đó.

- Còn lập dự án: có thể tạm tính. Đến Giá trị xây lắp các gói thầu xây lắp cũng là dự tính, đến giai đoạn kỹ thuật  mới duyệt cơ mà.Mà sai khác ở 2 bước này (không nhỏ đâu; còn lớn hơn rất nhiều chi phí kiểm toán, thẩm tra) đều trông chờ vào bùa hộ mệnh "chi phí dự phòng" đấy các bạn nhé.
Ví dụ thêm: dự án TMĐT 500 tỷ, dự phòng 50 tỷ. Tính được Kiểm toán 430 triệu. Đến lúc chuẩn bị quyết toán, thuê kiểm toán. Lúc này dự phòng còn có 10 tỷ chẳng hạn. Khéo soạn hợp đồng: thì chi phí kiểm toán chỉ còn: (500-10)/500*430 thôi các bạn nhé.
- Thông tư 19 ban hành là để áp dụng, mà thời điểm áp dụng là lúc TMĐT đã duyệt xong đấy nhé.
Cứ thế mà thực hiện thôi. Khéo dự trù chi phí dự phòng.
Vài lời chia sẻ! Em hơi gân cổ cò chút xíu, các bác đại xá.

Đánh giá

Quan trọng là cách bạn thử thế nào cho nhanh và chính xác nhất mà thôi, chứ ko phải là cầu kỳ hay không cầu kỳ, đa số mọi người không biết làm nên mới tạm tính   Đăng lúc 9/8/2012 20:57
Để giải bài toán này không có cách nào khác là tính lặp thử dần cả, bản chất là phải thử dần cho đến khi nào sai số có thể chấp nhận được thì dừng lại.   Đăng lúc 9/8/2012 20:55
Muốn biết A phải tính B. Nhưng muốn tính B phải biết A. ==> KHÔNG LẶP THÌ CHẲNG CÒN CÁCH NÀO KHÁC.  Đăng lúc 28/7/2012 09:24
Nhưng Thong tư 04: muốn tính Tổng mức thì cần phải biết chi phí kiểm toán.  Đăng lúc 28/7/2012 09:23
Khi duyệt tổng mức dự án. Họ đã soi bạn cách tính chi phí kiểm toán. Bắt phải theo đúng TT19. Mà TT19: muốn tra hệ số kiểm toán cần phải biết Tổng mức,  Đăng lúc 28/7/2012 09:23

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
dangocbich Đăng lúc 28/7/2012 11:12 | Xem tất
1. 430 Triệu là em tính và trình duyệt để có cơ sở với kiểm toán. =500 (tỷ)*0,086%. (Tra theo quyết định 19). Chi phí này lúc lập dự án đầu tư: có thể tạm tính ra 350 triệu chẳng hạn, hay 400 trăm, hay gần hơn nữa 420. Cái này thì tùy. vì có thể lúc lập dự án, hồi đó chưa có TT19 mà dùng thông tư 33 nữa.
2. Vẫn theo tư duy: cái gì tạm tính thiếu thì lấy trong dự phòng ra: 430-350=80 triệu.
Trong quyết định phê duyệt chính thức nếu rõ: chi phí bổ sung lấy từ dự phòng phí là xong..
Đấy là em còn chưa xét đến dự án có GPMB, căn cơ khi trình duyệt: mình đưa hệ số 0,7 vào với chi phí GPMB.
3. Việc tính lặp em cũng không phản đối, hoàn toàn không sai chút nào. Nó sẽ giúp việc tính các chi phí gần sát nhất để sau này sai khác với giá trị duyệt là min. Như ví dụ trên, dùng vòng lặp có thể ngay từ lúc lập dự án bác đã tính ra: 429,9999 triệu.
dangocbich trong 28/7/2012 11:35 đã trả lời thêm:
1. TMĐT là dự tính chi phí nhé. Lúc này còn chưa có dự toán duyệt của các gói thầu cơ mà. Thế nên, ở giai đoạn này dự phòng phí lớn mà.
2. Chi phí dự phòng "trật lất" thì sau trong quá trình thực hiện lại điều chỉnh mà.
dangocbich trong 28/7/2012 11:42 đã trả lời thêm:
Em đồng ý với phương pháp dùng vòng lặp exell xử lý rất tốt. Các bác lặp số vòng là 2-n. Em dùng vòng lặp là 1.

dangocbich trong 28/7/2012 13:21 đã trả lời thêm:
Em và bác giống nhau ở 1 điểm chung: : cả hai đều đi theo tư duy của riêng mình:
- Tư duy của bác "ngon" hơn. Bám sát thông thư, nghị định và tư duy toán học rất sâu và hướng đến chuẩn xác, chuyên nghiệp hóa trong công tác tính toán.
- Tư duy em "ẩu" hơn: trông đợi vào chi phí dự phòng và vin vào TMĐT được duyệt.
Riêng ví dụ thí dụ em nêu ở trên: 500 tỷ em tính ra trên cơ sở, chi phí kiểm toán ban đầu là 350 triệu.
Còn nếu là bác, có thể TMĐT bác lập ra sẽ là: 500 tỷ + (429,999-350) triệu=500,07999 tỷ đồng.
Hiện tại, số đông thực hiện như em vì khả năng hiểu hạn chế và công cụ (toán+cell) kém.
Sau đây em sẽ dành thời gian nhiều hơn cho toán học và excell, công cụ tuyệt vời cho ngành xây dựng.
----
Em thừa nhận vòng lặp bằng 1 sẽ không sát kết quả bằng vòng lặp được. Với phương pháp dùng vòng lặp kết quả có thể chính xác đến 99,99%. Còn em, em cố định tổng mức đầu tư, mọi vấn đề em đổ cho chi phí dự phòng thì có thể tính đúng đến 100%, có thể sau này không phải trình duyệt lại.
Ví dụ: em cố định cho TMĐT là 500 tỷ. Em điền giá trị kiểm toán là 430 tỷ. Thì chi phí dự phòng em điền bằng: Dự phòng ban đầu -(430 triệu-350 triệu đồng). Có điều cách này ít ai dùng thôi..


dangocbich trong 28/7/2012 13:24 đã trả lời thêm:
TMĐT tạm tính, dự tính nhiều chứ bác. giá gói thầu đến TKKT mới duyệt chính thức mà. Còn TMĐT mới tính trên TKCS- còn phải chỉnh lại nhiều.


dangocbich trong 2/8/2012 20:48 đã trả lời thêm:
Hiện tại, bây giờ em đang làm theo cách của Bác ducminhpham mà. Sau này em dùng hàm G... gì đó mà bác đã hướng dẫn . Cực chẳng đã em phải làm thế thôi.

Đánh giá

Đồng ý với Fubi, cách hiểu về TMĐT và chi phí dự phòng của dangngocbich là ko đúng, bạn ko thể cố định TMĐT để tính rồi điều chỉnh trong chi phí dự phòng  Đăng lúc 2/8/2012 13:16
Tuy nhiên hiểu chi phí dự phòng theo kiểu của bạn là không toàn vẹn. Vì nó liên quan đến nguồn vốn được vay nữa.  Đăng lúc 28/7/2012 13:01
Tóm lại: nếu bạn làm dự án vốn nhà nước thì cách làm của bạn 100% không ai chấp nhận (trừ "mắt mờ tái điếc"). Còn vốn dự án khác thì OK.  Đăng lúc 28/7/2012 12:59
Điều bạn nên làm: đọc kỹ ý kiến người khác rồi phản biện. Trong khi ý bạn mình đã phản biện rất rõ rồi.  Đăng lúc 28/7/2012 12:55
KHẲNG ĐỊNH VỚI BẠN: DÙNG VÒNG LẶP 1 LẦN KHÔNG THỂ CÓ KẾT QUẢ ĐÚNG.  Đăng lúc 28/7/2012 12:54

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 3/5/2024 00:15 , Processed in 0.096262 second(s), 22 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.