XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 15694|Trả lời: 10
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Lạm phát tác động như thế nào đến dự án đầu tư?

[Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Hôm nay mình đưa ra một câu hỏi để các anh em cùng thảo luận:
- Lạm phát tác động như thế nào đến dự án! Nó ảnh hưởng đến việc phân tích và đánh giá hiệu quả của dự án như thế nào? Nó tác động đến chi phí vốn và dòng tiền của dự án ra sao?
Rất nhiều các dự án là không có đánh giá tác động của lạm phát mà hầu như là cố định tỷ giá khi đánh giá hiệu quả dự án. Đặc biệt những dự án trung và dài hạn mà doanh thu và chi phí dàn trải qua nhiều năm, nếu như cố định tỷ giá thì rõ ràng là không hợp lý.
Các anh em tham gia thảo loạn! Thanks!

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 1/7/2012 15:24
Excel đánh giá biến động 2 biến thôi còn crystal ball đánh giá đồng thời nhiều biến!  Đăng lúc 30/6/2012 23:39
Đa số đề cho vào phần đánh ra rủi ro. Dùng Cryball hoặc hàm table. Như vậy, làm cho NPV đẹp nhưng ko phản ánh đúg bản chất.  Đăng lúc 30/6/2012 23:05
Đánh giá đến lạm phát, anh em nhà mình ít khi qua tâm tới, Làm phát ảnh hưởng tới WACC rõ, có công thức,. tuy nhiên toàn bỏ qua.  Đăng lúc 30/6/2012 23:04

Số người tham gia 1Uy Tín: +5 Thưởng +5 Thanked +1 Thu lại Lý do
fubi + 5 + 5 + 1 Rất thực tiễn. Cám ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
thanh.bm Đăng lúc 30/6/2012 23:49 | Chỉ xem của tác giả
Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến Kết quả của Dự án. Khi ước lượng Ngân lưu dự án cần ước lượng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng (Thường là xem báo cáo của thị trường). Lạm phát càng cao thì ảnh hưởng càng lớn đến lợi ích mang lại từ dự án trong tương lại không thể bù đắp được cho khoản đầu tư hôm nay. Lạm phát tăng làm chi phí thực tế &  Doanh thu thực tế của Dự án & cũng làm tăng chi phí cơ hội của Vốn.
Khi đó chi phí cơ hội của vốn có tính đến lạm phát  (Chi phí cơ hội danh nghĩa (Suất chiết khấu doanh nghĩa) sẽ là:
WACC danh nghĩa = WACC thực + Lạm phát + (WACC thực * Lạm phát)
VD: Nếu chi phí cơ hội của vốn đầu tư là 12%, làm phát 8%, thì WACC danh nghĩa như sau:
WACC danh nghĩa = 12%+8% + 12%*8% = 21%

Nhìn trên công thức ta thấy ngay. Lạm phát càng cao thì WACC danh nghĩa càng lớn => Lợi ích của dự án giảm.
Đa số anh em làm dự án đều bỏ qua WACC danh nghĩa mà chỉ quan tâm tới WACC thực. => Phản ánh dòng tiền không đúng với thực tế.
Xem file đã post: xaydung360.vn_DuAn_DauTu.xls (137.5 KB, Lượt tải về: 2414)

Số người tham gia 3Uy Tín: +8 Thưởng +10 Thanked +2 Thu lại Lý do
tranhungdao12a3 + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!
nguyenduchuong + 2 Đồng tình. Thanks!
fubi + 5 + 5 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
fubi Đăng lúc 1/7/2012 00:00 | Chỉ xem của tác giả

Mình thấy tHông tin sau phù hợp:

Hoàntoàn sai lầm khi tính toán về ngân sách mà không dự đoán tỷ lệ lạm phát dù làmngân sách theo thực tế hay không thì ta cũng phải dự đoán lạm phát. Bởi vì dựán được tiến hành trong nhiều năm và các dòng tiền ở tương lai và ta phải dựđoán chúng, và việc dự đoán ta cần phải tính tới yếu tố lạm phát nếu không muốncó một sai lầm rất lớn (vì dự đoán một dòng tiền thực tế có tính yếu tố lạmphát của một dự án ít nhất cũng phải có sai lệch nào đó huống chi không dự báotỷ lệ lạm phát. Vì nếu không dự báo về tỷ lệ lạm phát thì không thể đánh giámức độ rủi ro của dự án cho nên sẽ rất nguy hiểm cho doanh nghiệp trong việcthực hiện dự án. Ngoài ra tiền có giá trị theo thời gian nến không dự báo vềlạm phát thì không xác định được giá trị đồng tiền, vốn đầu tư bỏ ra. Hay nóicách khác chúng ta sẽ không thể biết chiết khấu dòng tiền thực với lãi suấtthực cũng như dòng tiền danh nghĩa với lãi suất danh nghĩa.

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 3.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 3.0
Khi đưa lạm phát vào thì sẽ tính với WACC danh nghĩa tuy nhiên NPV cũng tính với dòng ngân lưu danh nghĩa mà! Taynguyen cứ tính thử mà xem!  Đăng lúc 2/7/2012 08:47
Lạm phát tác động tới NPV bằng cách tăng một số khoản nhưng nó cũng giảm một số khoản mà!  Đăng lúc 2/7/2012 08:46
Không một dự án nào dám cho lạm phát vào. Giả sử lạm phát 18%. Không biết WACC lúc này ở mức nào. làm cho NPV =0 hoặc rất nho  Đăng lúc 1/7/2012 00:06
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 3 Hữu ích lắm! Thanks!: 3
Trong tình hình thị trường vừa qua khi mà lạm phát đến 2 con số, thậm trí vượt qua cả Tỷ suất lời kỳ vọng   Đăng lúc 1/7/2012 00:05

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
tranhungdao12a3 + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
cubi120206 Đăng lúc 1/7/2012 14:29 | Chỉ xem của tác giả
Nó tác động đến chi phí vốn và dòng tiền của dự án ra sao?

+ Ảnh hưởng đến chi phó vốn thì mình đồng ý quan điểm  theo công thức WACC:
WACC = %D × rD + %E × rE
Trong đó,
%D :        tỉ lệ nợ vay
%E :        tỉ lệ vốn chủ sở hữu
rD  :        lãi suất tiền vay
rE  :        suất sinh lời đòi hỏi của vốn chủ sở hữu
(lưu ý là: %D + %E = 100% hay Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu = Tài sản)
* M nghĩ theo đúng tíinh thần WACC gọi là chi chí sử dụng vốn bình quân gia quyền

cubi120206 trong 1/7/2012 18:01 đã trả lời thêm:
Trời, a/e hiểu lầm rồi, mình đang viết chưa hết ý, thì cúp điện ....pó tay, thông cảm hen.
Bổ sung thêm hen:
+ Ý 1: Ảnh hưởng đến chi phí vốn thì mình đồng ý quan điểm  theo công thức WACC:
WACC = %D × rD + %E × rE
Trong đó,
%D :        tỉ lệ nợ vay
%E :        tỉ lệ vốn chủ sở hữu
rD  :        lãi suất tiền vay
rE  :        suất sinh lời đòi hỏi củavốn chủ sở hữu
(lưu ý là: %D + %E = 100% hay Nợ phải trả + Vốn chủ sởhữu = Tài sản)
* M nghĩ theo đúng tíinh thần WACC gọi là chi chí sử dụng vốn bình quân gia quyền, ko gọi là WACC thực hay danh nghĩa, nhưng lãisuất hay suất sinh lời lại ngược lại có danh nghĩa/ thực.
Lãi suất danh nghĩa = Tỷ lệ lạm phát + Lãi suất thực + (Tỷlệ lạm phát x Lãi suất thực)
*  M muốn lưu ý cácbạn rằng: Lãi suất thực chỉ để xác định Lãi suất danh nghĩa, còn Lãi suất danh nghĩa trong Phân tích dự án dùng để xác định WACC, Lịch vay & trả nợ vay,…đừng nhầm lẫn khi sử dụng Lãi suất thực.
Theo đó thì ta dễ dàng nhận xét Lạmphát ảnh hưởng như thế nào đến WACC( chi phí sử dụng vốn bình quân)
* V/đề mình muốn nói ở đây là: rD xácđịnh thông qua hợp đồng vay, còn rE xác địnhnhư thế nào? Các bạn đưa ra p/a theo thực tế + khoa học sách vở.
dòng tiền của dự án ra sao?

Để phân tích ảnh hưởng ta cần phânbiệt 2 khái niệm sau:
+ Dòng ngân lưu danh nghĩa: là dòng ngân lưu đã xét đến yếu tố lạm phát.
Công thức tổng quát:         
Ngân lưudanh nghĩa = Ngân lưu thực x Chỉ số lạm phát   
Chỉ số lạmphát năm t= (1+ Tốc độ lạmphát)^t
+ Dòng ngân lưu thực: là dòngngân lưu chưa xét đến yếu tố lạm phát.
*Nhận xét: Theo trên ta thấy lạm phát sẽ ảnh hưởng theo tỷ lệ thuận đến Ngân lưu dự án thông qua Chỉ số lạm phát.
Vậy một câu hỏi thêm là: chúng ta bàn về Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến Ngân lưu, vậy tại sao chúng ta lại tính ảnh hưởng của Lạm phát đến dự án nhỉ? Các bạn thảo luận thêm nhé.
P/s: 2 câu hỏi bổ sung: rE xác định như thế nào + tại sao tính ảnh hưởng của Lạm phát đến dự án.

Anh taynguyen thông cảm về sự cố nhé, hihi.





cubi120206 trong 1/7/2012 21:07 đã trả lời thêm:
e hiểu ý anh, nhưng em nói tỷ lệ thuận với ngân lưu ở đây chính là Ngân luu ra, chứ ko phải là Ngân lưu vào, vì em nói Lãi suất danh nghĩa dùng tính WACC, và Vay & trả, đều nằm ở Ngân lưu ra,hihi.
Chỉ số lạm phát ~ hệ số tích lũy : (1+r%) # (1+r%)^-1: hệ số chiết khấu.

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 1.0
Thế lạm phát chả nhẽ lại không tác động đến ngân lưu vào! Bạn mới chỉ xem xét một phía thôi!  Đăng lúc 2/7/2012 12:21
Vậy thì ta cứ mong sao cho lạm phát càng cao.? Công thức "Chỉ số lạm phát" của bạn tính toán sai. Phải là (-t) mới đúng.  Đăng lúc 1/7/2012 20:37
Theo phần bổ sung & diễn giải của bạn thì lạm phát càng cao thì lợi ích dự án càng lớn (tỷ lệ thuận)?  Đăng lúc 1/7/2012 20:36
Thanks!  Đăng lúc 1/7/2012 15:59
Đây là suất chiết khấu thực của vốn. Tuy nhiên, Suất chiết khấu danh nghĩa mới phản ảnh đúng bản chất dòng tiền (Có làm phát).  Đăng lúc 1/7/2012 15:34

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
 Tác giả| tranhungdao12a3 Đăng lúc 2/7/2012 09:51 | Chỉ xem của tác giả
cubi120206 gửi lúc 1/7/2012 14:29
+ Ảnh hưởng đến chi phó vốn thì mình đồng ý quan điểm  theo công thức WACC:
WACC =  ...

Bạn viết rất đúng về WACC. Tuy nhiên người ta vẫn gọi là WACC thực và danh nghĩa. WACC thực tính với lãi suất thực, còn WACC danh nghĩa cân đối giữa WACC thực và lạm phát.
Bạn viết về "Lãi suất danh nghĩa = Tỷ lệ lạm phát + Lãi suất thực + (Tỷlệ lạm phát x Lãi suất thực)"
Đây là cách viết thực tế rất hay dùng(Nhiều sách vở cũng dạy như thế này), tuy nhiên nó chưa phản ánh đúng bản chất của vấn đề đâu.

Như các bài thảo luận trước trên diễn đàn chúng ta đã nói về hai quan điểm phân tích là quan điểm chủ đầu tư(EPV) và quan điểm tổng đầu tư(Quan điểm ngân hàng). Thực tế việc phân tích này chủ yếu nhằm mục đích đi vay vốn thôi, cho nên quan điểm quan trọng hơn cả là quan điểm tổng đầu tư(Quan điểm ngân hàng).
Thực tế trên thị trường tài chính thì khoản lãi suất danh nghĩa nó không chỉ đo lường bởi lãi suất thực và lạm phát mà nó còn bổ sung bởi yếu tố bù đắp rủi ro trong trường hợp bên vay không hoàn trả được nợ.
Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực  + rủi ro + phần bù đắp cho mất mát mà lạm phát gây ra
Công thức: Rdn = r + A + (1+T)g = r + A +(1+r+A)g

Trong đó:
- r: Lãi suất thực
- A: Phần bù rủi ro
- g: tỷ lệ lạm phát
-(1+r+A)g: phần bù mất mát do lạm phát gây ra.
Trên thực tế thẩm định bù trừ như thế này đó! Tuy nhiên công thức kinh nghiệm nên sách vở không có mấy quyển dạy cái này đâu!

Còn về tác động lên dòng ngân lưu thì các bạn trao đổi tiếp nhé!

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Vậy xác định A như thế nào?  Đăng lúc 4/7/2012 21:32
A nói thêm 1 cách dễ hiểu nhất + cách xác định Phần bù rủi ro thử xem  Đăng lúc 2/7/2012 11:02

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
 Tác giả| tranhungdao12a3 Đăng lúc 4/7/2012 21:59 | Chỉ xem của tác giả
tranhungdao12a3 gửi lúc 2/7/2012 09:51
Bạn viết rất đúng về WACC. Tuy nhiên người ta vẫn gọi là WACC thực và danh nghĩa. WA ...

HiHii! giá trị A này mình cũng không có con số chuẩn mà! đây là kinh nghiệm thôi! thông thường người trưởng phòng thẩm định dự án của ngân hàng bằng kinh nghiệm cá nhân họ sẽ đánh giá khách hàng và dự án sau đó cộng thêm phần % này vào để dự phòng khả năng rủi ro do khách hàng có thể không trả được nợ. Để mình xem lại xem mấy tay trưởng phòng thẩm định hồi xưa mình làm việc xem họ lấy trong khoảng nào!Hiiihi! Lâu rồi không cập nhật thông tin!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
thanh.bm Đăng lúc 4/7/2012 22:44 | Chỉ xem của tác giả
tranhungdao12a3 gửi lúc 4/7/2012 21:59
HiHii! giá trị A này mình cũng không có con số chuẩn mà! đây là kinh nghiệm thôi! t ...

Không phải dựa vào kinh nghiệm gì đâu. Mà dựa vào Uy tín thương hiệu, tính minh bạch của Báo cáo kết quả kinh doanh của Đơn vị vay.  Phần bù rủi ro này có giá trị khoảng từ 0 đến 6% (Không biết bây giờ có điều chỉnh mới không, chưa cập nhật hoặc chính sách của mỗi ngân hàng khác nhau).
Cụ thể: Bộ phận đánh giá rủi ro, thẩm tra hồ sơ pháp lý của NH sẽ đánh giá Cty đi vay: Xem xét hệ thống quản trị tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo kiểm toán, Xem xét hệ thống Kiểm soát kết quả hoạt động, kinh nghiệm trong lĩnh vực thực hiện dự án, số lượng dự án lớn, nhỏ.... ... nếu nhận thấy Cty này có hệ thống kiểm soát tốt, các con số báo cáo trung thực, dự án hoàn thành OK.... thì đánh giá rủi ro thấp hơn. VD: Đơn vị lập báo cáo kiểm toán là đơn vị có uy tin, thương hiệu, Cty đó Áp dụng hệ thống quản trị tài chính quốc tế, Áp dụng ISO trong quản lý, quản trị dự án, đã thực hiện nhiều dự án có quy mô lớn..... => A sẽ nhỏ, còn ngược lại sẽ lớn (BP thẩm tra Xem xét chi tiết, chứ không phải dạng liệt kê (Có/ Không)). Nếu nhận thấy quá rủi ro trong Hoạt động đầu tư thì BP thẩm tra đề nghị dừng. Còn nhận thấy OK thì chuyển qua BP Thẩm Định dự án.  Bộ phận đánh ra rủi ro chuyển báo cáo lên Trưởng phòng thẩm định. Ông này đánh giá lại và cho con số. (Chứ không phải lôi kinh nghiệm ra mà phán đâu, đều có cơ sở cả).
P/S: Đánh giá cả kinh nghiệm trong lĩnh vực thực hiện dự án, số lượng dự án lớn, nhỏ hoàn thành....


Đánh giá

Hiii!Mình cũng được thử qua cái này rồi!gồm hai phần định tính và định lượng. Hơi dài nhưng không phải là quá khó!  Đăng lúc 6/7/2012 06:54
Đồng ý. Việc tính toán cũng phức tạp lắm. Nhưng em được biết cũng gần giống dạng chấm thầu theo thang điểm cụ thể.  Đăng lúc 5/7/2012 21:24
Bên NH giờ họ xếp hạng tín nhiệm tự động bằng phần mềm mà! chỉ cần nhập thông tin rồi enter là ra luôn thôi! Không có thủ công như ngày xưa!  Đăng lúc 5/7/2012 14:48
Lúc trước có làm với NH, cũng thấy nó tính kiểu như anh, nhưng ko biết nó lôi số ở đâu ra, nay hỏi lại. Pe trả lời vậy.  Đăng lúc 4/7/2012 23:31
Em trao đổi với Bé làm bên thẩm định Ngân hàng nó nói vậy. Áp dụng luôn vào dự án.  Đăng lúc 4/7/2012 23:30

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
 Tác giả| tranhungdao12a3 Đăng lúc 11/7/2012 23:04 | Chỉ xem của tác giả
tranhungdao12a3 gửi lúc 4/7/2012 21:59
HiHii! giá trị A này mình cũng không có con số chuẩn mà! đây là kinh nghiệm thôi! t ...

Chúng ta đã đi vào những vấn đề chung nhất về tác động của lạm phát lên dự án, cấu trúc vốn và chi phí vốn.
Xin mời các bạn trao đổi cụ thể cho câu hỏi:
" Lạm phát tác động cụ thể như thế nào đến NPV?"
Chỉ tiêu NPV là chỉ tiêu được xem là quan trọng nhất trong phân tích tài chính dự án, bởi vì đơn giản nó cho bạn biết bạn sẽ lời lãi được bao nhiêu nếu như quyết định đầu tư vào dự.
Các bạn ném đá vô tư đi!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
fubi Đăng lúc 12/7/2012 07:59 | Chỉ xem của tác giả
tranhungdao12a3 gửi lúc 11/7/2012 23:04
Chúng ta đã đi vào những vấn đề chung nhất về tác động của lạm phát lên dự án, ...

Mình thấy thông tin này phù hợp, các bạn cùng nghiên cứu xem:
6.2.F    Thayđổi mặt bằng giá (Lạm phát)
            Lạmphát được đo bằng sự thay đổi mặt bằng giá chia cho mặt bằng giá đầu kỳ. Mặtbằng giá đầu kỳ trở thành mốc quy chiếu để xác định tỷ lệ lạm phát trong suốtthời kỳ đó. Như thế, lạm phát của một thời kỳ có thể biểu diễn như trong phươngtrình 6-5.
(6-5)                                        gPeI= ((PtI - Pt-nI)/Pt-1I)*100
            Lạmphát khó dự báo hơn rất nhiều so với thay đổi trong giá tương đối, bởi vì lạmphát chủ yếu được xác định bởi cung tiền trong nền kinh tế so với mức độ hiệndiện của hàng hóa và dịch vụ để mua. Kế đến, cung tiền thường được xác định bởiqui mô thâm hụt của khu vực công và cách thức tài trợ cho khu vực này. Khi cácchính quyền phải tài trợ thâm hụt của họ bằng cách vay mượn rất nhiều từ Ngânhàng Trung ương, lạm phát là kết quả sau cùng không thể tránh khỏi.
            Khiđánh giá một dự án đầu tư, chúng ta không cần cố gắng dự báo chính xác tỷ lệlạm phát. Tuy nhiên, cần phải đưa ra tất cả những giả định khác liên quan đếnviệc tài trợ và hoạt động của dự án một cách nhất quán với tỷ lệ lạm phát đượcgiả định. Ở hầu hết các nước, tỷ lệ lạm phát là một biến số rủi ro mà chúng taphải cố gắng điều chỉnh thông qua thiết kế khía cạnh tài chính của một dự án.Ví dụ, mặc dù các tỷ lệ lạm phát quá khứ của nền kinh tế có thể chỉ là 5 hay6%, chúng ta có thể muốn biết liệu dự án có thể tồn tại hay không nếu tỷ lệ lạmphát cao hơn nhiều. Nếu phân tích chứng tỏ dự án sẽ bị suy yếu nghiêm trọng,thì chúng ra có thể cân nhắc khả năng tái thiết kế dự án sao cho nó có thể chịuđược các mức lạm phát ngoài dự kiến đó.
Tóm lại, những dự báovề tỉ lệ lạm phát chính xác là không thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà phântích dự án. Vì thế, những biến đổi trong tỉ lệ lạm phát phải được kiểm địnhbằng cách sử dụng phân tích độ nhạy và rủi ro để xác định xem dự án có đủ mạnhđể chịu được biện độ tỉ lệ lạm phát có khả năng xảy ra trong tương lai.
6.2.G   Cácgiá trị được điều chỉnh theo lạm phát
            Cácgiá trị được điều chỉnh theo lạm phát của giá đầu vào và đầu ra là kết quả dựbáo tốt nhất mà chúng ta có được về xu hướng thay đổi giá thực của những hànghóa và dịch vụ nào đó trong tương lai, và dự báo này sau đó được điều chỉnh bởilộ trình giả định của mặt bằng giá chung qua các thời kỳ trong tương lai. Nói cáchkhác, chúng ta đang tạo ra một tập hợp giá danh nghĩa được xây dựng từ cácthành phần cơ bản của giá thực và mặt bằng giá của chúng. Các giá trị được điềuchỉnh theo lạm phát này được tạo ra một cách nhất quán. Một sai lầm quen thuộccủa các nhà thẩm định dự án là giả định rằng nhiều giá cả nhập lượng và xuấtlượng của một dự án sẽ tăng lên so với tỷ lệ lạm phát. Điều này rất khó có khảnăng xảy ra. Bản thân mặt bằng giá là bình quân trọng số giá cả các hàng hóa vàdịch vụ riêng lẽ. Như thế, khi dự báo giá thực của hàng hóa và dịch vụ, chúngta sẽ dự kiến rằng số lượng giá thực giảm cũng gần bằng với số giá thực tăng.
            Đểdự báo sự biến động giá thực của một hàng hóa hay dịch vụ, chúng ta cần xem xétmặt hàng (hay dịch vụ) đó theo sự thay đổi dự kiến trong mức cầu theo thờigian, các nguồn cung sẵn có, và những động lực sẽ tác động lên chi phí sản xuấtmặt hàng này. Phân tích này là hoàn toàn khác với những phân tích nhắm vào dựbáo mặt bằng giá chung. Dự báo này không hẵn là một sự tiên đoán đơn thuần, màlà một tập hợp những giả định nhất quán. Chính các giá trị được điều chỉnh theolạm phát sẽ được chúng ta sử dụng để ước tính ngân lưu danh nghĩa của một dựán. Có thể ước tính các giá trị này bằng phương trình sau (6-6):
file:///C:%5CUsers%5CNhung%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_image002.gif
Trong đó:         file:///C:%5CUsers%5CNhung%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_image004.gif     =giá danh nghĩa được ước tính của hàng (j) trong năm t + 1
file:///C:%5CUsers%5CNhung%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_image006.gif       =giá danh nghĩa của hàng (j) trong năm t
file:///C:%5CUsers%5CNhung%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_image008.gif    = sựgia tăng giá thực được ước tính của hàng (j)
file:///C:%5CUsers%5CNhung%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_image010.gif    = sựgia tăng giả định trong chỉ số mặt bằng giá (hay tỉ lệ lạm phát   kỳ vọng) từ năm t đến năm t + 1
6.2.H   Lãisuất danh nghĩa
            Đặcđiểm quan trọng nhất khi đưa những kỳ vọng về tỉ lệ lạm phát tương lai (file:///C:%5CUsers%5CNhung%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_image011.gif) vào thẩm định dự án là phải đảm bảo những kỳvọng này là nhất quán với những dự báo về lãi suất lãi suất danh nghĩa (i).Trong trường hợp không có những thỏa thuận vay nợ với lãi suất danh nghĩa cốđịnh, bên cho vay sẽ tăng lãi suất danh nghĩa trên vốn vay để bù cho những mấtmát dự kiến đối với giá trị thực của khoản vay do lạm phát gây ra. Khi tỷ lệlạm phát gia tăng, lãi suất danh nghĩa sẽ được gia tăng để đảm bảo hiện giá củacác khoản thanh toán tiền lãi và vốn gốc sẽ không giảm xuống thấp hơn giá trịban đầu của khoản vay.
            Lãisuất danh nghĩa (i), như được xác định bởi các thị trường tài chính, được tạonên bởi 3 thành phần chính: a) lãi suất thực (r) phản ánh giá trị thực về mặtthời gian của tiền tệ mà bên cho vay đòi hỏi phải có để sẵn lòng bỏ qua việctiêu thụ và các cơ hội đầu tư khác, b) hệ số rủi ro (R) đo lường mức đền bù màbên cho vay đòi hỏi để đề phòng khả năng vỡ nợ của bên đi vay, và c) thừa số(1+r+R)gPe là khoản đền bù cho do tổn thất dự kiến trong sức mua mànguyên nhân được quy cho lạm phát. Tỉ lệ lạm phát kỳ vọng file:///C:%5CUsers%5CNhung%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_image011.gif làm giảm giá trị tương lai của cả các khoản trảnợ vay lẫn các khoản thanh toán lãi suất thực. Kết hợp các yếu tố này, lãi suấtdanh nghĩa (thị trường) (i) có thể diễn đạt như sau:
(6-7)                                        i= r + R + (1 + r + R) gPe
            Đểgiải thích khái niệm này đầy đủ hơn, chúng ta hãy xem xét các tình huống tàichính sau đây. Khi cả rủi ro lẫn lạm phát đều bằng không, bên cho vay sẽ muốnthu hồi ít nhất là giá trị thực theo thời gian của tiền tệ. Nếu lãi suất thực(r) là 5 phần trăm thì bên cho vay sẽ tính ít nhất là 5 phần trăm tiền lãi danhnghĩa. Tuy nhiên, nếu bên cho vay dự đoán tỷ lệ lạm phát trong tương lai (gPe)là 10 phần trăm, thì anh ta sẽ muốn tăng lãi suất danh nghĩa được tính đối vớibên đi vay để bù đắp cho mất mát về mãi lực của các khoản thanh toán vốn gốc vàlãi suất trong tương lai. Tiếp tục giả thiết là không có rủi ro đối với khoảnvay này, chúng ta có thể áp dụng phương trình ở trên để xác định lãi suất danhnghĩa mà bên cho vay sẽ cần phải tính để vẫn giữ được tình trạng sinh lợi nhưkhi không có lạm phát.
                                    i= r + R + (1 + r + R) gPe
                                                  = (0,05) + (0) + (1 + 0,05 + 0) 0,1
                                      = 0,155 hay 15,55%
            Nhưthế, bên cho vay cần phải tính lãi suất danh nghĩa ít nhất là 15,55 phần trămđể đạt được mức sinh lợi như trong tình huống lạm phát bằng không.
            Nhìnchung, lãi suất thực sẽ là một giá trị tương đối cố định bởi vì nó được xácđịnh chủ yếu bởi năng suất của đầu tư và mong muốn tiêu thụ và tiết kiệm trongnền kinh tế. Ngoài ra, giá trị của khoản phí rủi ro đối với các ngành và nhàđầu tư khác nhau cũng thường được biết trước. Trong điều kiện lãi suất thực,phí đền bù rủi ro và lãi suất danh nghĩa được cho trước, thì tỷ lệ lạm phát kỳvọng ngầm ẩn trong lãi suất danh nghĩa có thể được ước tính bằng cách biếnđổi phương trình ở trên như sau:
(6-7’)                                       gPe= (i- r - R)/(1 + r + R)   
            Nếu tỷ lệ lạm phát được dự kiến sẽ thay đổi qua thời gianvà việc tái tài trợ khoản nợ của dự án là cần thiết, thì lãi suất danh nghĩaphải trả sẽ được điều chỉnh để nhất quán với tỷ lệ lạm phát dự kiến mới này.Điều này có ảnh hưởng rất ít hoặc không có ảnh hưởng đến tính khả thi tổng thểvề mặt kinh tế của dự án như được đo bởi NPV của nó; tuy nhiên nó có thể áp đặtnhững hạn chế rất nghiêm trọng lên vị trí thanh khoản của dự án do ảnh hưởngcủa nó đối với các khoản thanh toán vốn gốc và tiền lãi nếu không được lên kếhoạch hợp lý.

Chươngtrình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Bài viết rất hay!  Đăng lúc 12/7/2012 08:45

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
tranhungdao12a3 + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
 Tác giả| tranhungdao12a3 Đăng lúc 12/7/2012 08:20 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 12/7/2012 07:59
Mình thấy thông tin này phù hợp, các bạn cùng nghiên cứu xem:
6.2.F    Thayđổi mặt b ...

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi: Lạm phát tác động tới lãi suất và chi phí vốn như thế nào?
Tuy nhiên việc tác động này chỉ áp dụng đối với những nguồn vốn chịu tác động của lạm phát. Có những nguồn vốn không chịu tác động của lạm phát như: Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước(Chủ yếu thông qua VDB-Ngân hàng phát triển), các nguồn vốn đầu tư gián tiếp như ODA chẳng hạn thì không chịu tác động của lạm phát.
Chúng ta sẽ thảo luận về việc lạm phát tác động đến NPV như thế nào?
- Tác động trực tiếp
- Tác động gián tiếp
- Tác động đến vốn đầu tư, khoản phải thu, khoản phải trả
- Tác động đến thuế, khấu hao, lãi vay

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Thanks!  Đăng lúc 12/7/2012 08:45

Số người tham gia 1Uy Tín: +5 Thưởng +5 Thanked +1 Thu lại Lý do
fubi + 5 + 5 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

11#
 Tác giả| tranhungdao12a3 Đăng lúc 12/7/2012 09:47 | Chỉ xem của tác giả
tranhungdao12a3 gửi lúc 12/7/2012 08:20
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi: Lạm phát tác động tới lãi suất và chi phí ...

Mình sẽ mở đầu bài viết cho đề mục này để các anh em có cơ sở để tham luận:
I. Tác động trực tiếp của lạm phát:
1. Tác động tới vốn đầu tư:
- Chi phí đầu tư hàng năm: 1000 đvtt
- Suất chiết khấu thực: 10%
- Lạm phát 15%
- Suất chiết khấu danh nghĩa: 26.5%
Giả định đầu tư trong năm 0 và năm 1.
Kết quả:

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thu lại Lý do
dbn_thediamond + 3

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/4/2024 22:30 , Processed in 0.121126 second(s), 26 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.