XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 16473|Trả lời: 3
Thu gọn cột thông tin

Quá trình xây dựng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công.

[Lấy địa chỉ]
td.bitexco Đăng lúc 23/7/2012 08:40 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
(Tham luận tại Hội thảoThời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng ở Việt nam – Thực trạng và giải pháp’ - Tổng hội Xây dựng Việt Nam)
                                                            GS.TS. Vũ Trọng Hồng
Chủ tịch Hội Thuỷ Lợi VN
Mở đầu
Trên công trường đập Tả Trạch (THừa Thiên Huế)
Trong một số năm gần đây, tình trạng các dự án xây dựng không đạt tiến độ đang trở thành vấn đề nóng bỏng trong các ngành, các lĩnh vực của xã hội. Đặc biệt có cả công trình được ưu tiên bằng vốn ngân sách, như những công trình trọng điểm chào mừng nghìn năm Thăng Long vẫn còn kéo dài sau ngày đại lễ hàng năm. Hiện tượng này trước đây chưa đến mức như vậy. Chúng ta cần tìm ra những yếu tố gì có tác động lớn đến hiện tượng đó? Đã đến lúc chúng ta cần trở lại những nguyên tắc cơ bản về lập và thực hiện tiến độ thi công trong điều kiên môi trường xây dựng của nước ta đã thay đổi về bản chất nhằm tìm ra giải pháp khắc phục có hiệu quả. Kết hợp giữa kinh nghiệm về quản lý xây dựng cơ bản của thời kế hoạch hoá tập trung với lý luận quản lý dự án trong chế thị trường có sự quản lý của nhà nước nhằm tìm được cách giải đáp bài toán trên một cách khoa học.
Nội dung                                                                     
I.              Những đặc điểm xây dựng công trình trong giai đoạn hiện nay
II.             Bản chất của tiến độ thi công
III.            Những giải pháp có tính nguyên tắc để đẩy nhanh tiến độ
IV.           Kết luận
I.               Những đặc điểm xây dựng công trình trong giai đoạn hiện nay
1.             Bản chất môi trường xây dựng đã thay đổi
Chúng ta đã chuyển từ cơ chế xây dựng cơ bản theo kế hoạch tập trung của nhà nước sang quản lý dự án đầu tư xây dựng có nhiều thành phần tham gia. Song trong sự thay đổi này chúng ta chưa có được một kịch bản chuyển đổi ngành công nghiệp xây dựng sang cơ chế thị trường một cách toàn diện hay nói một cách khác chúng ta mới loay hoay đổi mới, bổ sung, chỉnh sửa những luật lệ thủ tục mà toàn bộ cơ sở vật chất hùng hậu mà ngành xây dựng đang cần lại không có bước đi rõ rệt, phần nào để trôi nổi theo thị trường. Chính vì vậy khi thực hiện tiến độ xây dựng sẽ phải chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khó lường trước được. Theo cơ chế tập trung thì rủi ro chủ yếu trong xây dựng là những vấn đề về điều kiện tự nhiên, còn điều kiện tiên quyết là nguồn cung cấp vật tư, thiết bị và vốn cho xây dựng đã được nhà nước lo liệu từ khâu kế hoạch. Chuyển sang cơ chế thị trường thì yếu tố này lại bị phụ thuộc theo thị trường. Đấy là rủi ro lớn nhất. Nguyên nhân sâu xa về vấn đề này là sự yếu kém về ngành sản xuất công nghiệp trong nước ta đã không được nhà nước khuyến khích, hỗ trợ để vượt qua khó khăn ban đầu,kịp hoà nhập với thị trường thế giới. Có thể nói gần như các vật tư kỹ thuật, các thíết bị, xe máy cho ngành xây dựng phải nhập từ nước ngoài. Ví dụ, sự biến động tỷ giá giữa nhân dân tệ với đồng Việt nam có thời gian đã làm cho các nhà cung cấp vật liệu nổ không dám nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam khiến cho nhiều công trường thuỷ lợi, kể cả công trình trọng điểm phải dừng thi công đào móng, khai thác đá. Chúng ta biết rằng tiến độ xây dựng công trình chịu nhiều yếu tố tác động, muốn điều chỉnh phải có sẵn trong tay cơ sở vật chất kỹ thuật mới có thể ứng phó được. Thế giới gọi cách xử lý đó là “ phương án tiến độ phá sản”. Ví dụ, trong thiết kế thi công ngăn sông Đồng Nai của thuỷ điện Trị An dự kiến làm cầu phao để xe ô tô đi qua kênh dẫn nước sau khi ngăn sông. Nếu theo phương án này thì lúc chưa ngăn sông xe máy không qua được vì chưa có nước, các phao sẽ bị bẹp. Thi công phải chuyển sang cầu đường bộ, và yêu cầu sau khi ngăn sông phải tháo cầu ra. Thời gian chỉ còn 15 ngày là đến lúc ngăn sông. Cuối cùng phải sử dụng cầu lắp ghép Ben lây với thời gian trong 10 ngày là xong cầu. Điều chú ý ở đây là tại thời điểm đó có sẵn cầu để thuê. Nếu phải đi đặt hàng chế tạo chắc chắn không kịp thời gian ngăn sông, mà dự kiến phải đắp đường khác trong vòng 3 tháng mới xong. Có công trình thuỷ điện trọng điểm của nhà nước do không nắm được qui trình đặt hàng về mua tuốc bin và máy phát điện nên phải chờ vài năm mới có máy, trong lúc phần xây thô đã xong.
2.             Sự tụt hậu công nghệ xây dựng nước ta.
Công nghệ mới thường đi kèm những thiết bị và qui trình mới, cần phải được cụ thể hoá vào điều kiện của Việt Nam, song chúng ta vẫn đang còn xây dựng chỉnh sửa hệ thống qui chuẩn, tiểu chuẩn xây dựng tồn tại từ mấy chục năm nay. Ví dụ, trong chỉ tiêu đánh giá chất lượng đá trong thi công công trình ngầm, các tiêu chuẩn vẫn sử dụng hệ số cứng, mà theo quốc tế phải là chỉ tiêu RQD, Q. Cũng trong đào ngầm bằng nổ mìn thường gặp đào lẹm, song chúng ta vẫn chưa có được tiêu chuẩn cho phép, nên các công trinh phải chờ chủ đầu tư nghiên cứu mới được nghiệm thu, kéo dài vài tháng (thuỷ điện Buôn Kuốp). Bên cạnh sự thiếu hụt về các chuẩn mực kỹ thuật, là các hệ thống thí nghiệm trong phòng cũng như ngoài hiện trường không theo kịp tiến độ thi công, đặc biệt ở những điểm dừng kỹ thuật để chuyển giai đoạn thi công, khâu nghiệm thu bị kéo dài ,mọi việc sẽ phải ngừng. Khâu yếu nhất hiện nay về quản lý kỹ thuật xây dựng trong nước là khâu tổng kết kỹ thuật các công trình đã hoàn thành. Như chúng ta biết, mỗi lần chỉnh sửa, bổ sung qui phạm, hoặc dựa vào qui phạm quốc tế để chuyển sang hệ tiêu chuẩn Việt Nam chúng ta cần những tổng kết các công trình tương tự để bổ sung vào những qui phạm đó. Công tác này trước đây được ghi trong dự toán bằng nguồn ngân sách nhà nước, hoặc được các nhà thầu quan tâm đầu tư. Ví dụ, tổng kết thi công cầu Thăng long (ngành giao thông vận tải), tổng kết thi công đập, công trình ngầm, thi công khoan phụt của thuỷ điện Hoà Bình (ngành xây dựng). Ngày nay chuyển sang cơ chế thị trường, khâu này bị bỏ qua bởi bên nhà thầu thi công không tha thiết với công việc này. Đôi khi trong dự toán của bộ, ngành có duyệt hạng mục tổng kết kỹ thuật song nguồn kinh phí không đáp ứng nên chỉ được làm được việc thống kê những đầu việc trong quá trình xây dựng mà không có sự đánh giá, rút ra những bài học kỹ thuật để đưa vào qui trình, qui phạm.  Ngay trong luật về qui chuẩn, tiêu chuẩn cũng không đặt vấn đề này thành một tiêu chí phải thực hiện.
Như vậy trong cơ chế cho phép nhà thầu lựa chọn áp dụng những tiêu chuẩn thích hợp mà không qui định cụ thể một tiêu chuẩn nào. Đương nhiên về qui chuẩn xây dựng là bắt buộc. Chính sự mở rộng này trong điều kiện chênh lệch về trình độ kỹ thuật như trên khiến cho công tác nghiệm thu phải tranh luận nhiều kéo dài hoặc thậm chí ngừng nghiệm thu khi chưa thống nhất. Đặc biệt khi gặp sự cố công trình thường nhà thầu mời chuyên gia có trình độ để biện luận về sự đúng đắn của công nghệ, trong lúc chủ đầu tư cũng mời chuyên gia để phản bác.
3.             Sự biến động giá trên thị trường thế giới
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này như đã nêu ở trên, khi ngành công nghiệp xây dựng ở nước ta vẫn trong tình trạng một nước đang tìm cách thoát nghèo, không thể chủ động đáp ứng các nhu cầu của xây dựng đề ra. Giá thị trường thế giới thay đổi từng ngày, tỷ giá hối đoái cũng thay đổi, khiến những nhà thầu thi công không thể đổi mới công nghệ theo yêu cầu của tiến độ thi công. Ví dụ, có công việc nếu sử dụng phương pháp thi công thủ công thì lợi nhuận nhà thầu sẽ cao hơn, nhưng làm cho tiến độ thi công bị kéo dài. Ngược lại, có trường hợp nhà thầu cố gắng tận dụng công nghệ tiến tiến để đẩy nhanh tiến độ thi công, song lại không được thanh toán, mà vẫn phải theo công nghệ truyền thống. Chúng ta cần nhớ rằng, khi muốn đẩy nhanh tiến độ thi công để khắc phục sự chậm trễ do điều kiện tự nhiên thay đổi, hoặc muốn rút ngắn thời hạn thi công đã duyệt nhằm đáp ứng mục tiêu chính trị thì giá thành xây dựng bao giờ cũng cao hơn ban đầu. Đây là một nguyên tắc mà ngân hàng châu Á (ADB) đã hướng dẫn chúng ta khi cho vay vốn. Song tiếc rằng trong thủ tục thanh toán không được ghi nhận điều kiện này, do vậy các nhà thầu không dám đẩy nhanh tiến độ thi công.
Tóm lại sự thay đổi về bản chất của môi trường xây dựng, sự hụt hẫng về trình độ công nghệ so với thế giới và sự biến động giá thị trường thế giới là những yếu tố nảy sinh trong điều kiện xây dựng hiện nay là những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình khó tránh khỏi trong điều kiện hội nhập thị trường chung trên thế giới. Việc khắc phục cần có thời gian.
II.            Bản chất tiến độ thi công
1.             Giai đoạn thi công chỉ là thực hiện những việc đã định từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư và đặc biệt giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Nhận định này rất quan trọng bởi vì những sai sót của giai đoạn chuẩn bị này sẽ không thể chữa được ở các giai đoạn sau. Trong đó yếu tố vốn đầu tư là góp phần rất lớn cho việc bảo đảm thời hạn xây dựng. Qui mô dự án xây dựng lớn hơn qui mô công trình, lại bao gồm nhiều nguồn vốn (trung ương, địa phương, doanh nghiệp ) dẫn đến việc huy động nguồn vốn sẽ bị kéo dài dẫn đến ngừng thi công, ví dụ như vốn đền bù giải phóng mặt bằng (trung ươqng, địa phương), vốn đối ứng (dự án nước ngoài).
2.             Tiến độ thi công trong xây dựng là một trong 3 mục tiêu phải phấn đấu : tiến độ, chất lượng và giá thành. Ba mục tiêu này lại có tác động lẫn nhau, không tách ra được. Phải chăng trong thực tế khi muốn đẩy nhanh tiến độ thi côngthì các bên đều có lợi. Nhận thức này thường bị lẫn lộn ở nnhững cấp có thẩm quyền. Người ta cho rằng theo nguyên lý khi thời gian thi công được rút ngắn thì công trình phát huy sớm. Đúng, song nguồn lợi đó chỉ là hiệu quả công trình, ví dụ ngành thuỷ lợi khi hồ được chưa nước sớm, diện tích lúa được tưới tăng lên, hoặc thuỷ điện thu thêm tiền điện. Còn nhà thầu thi công được gì? Họ phải tăng ca, dự trữ thêm vật tư, tăng thêm xe máy mới có thể hoàn thành sớm mục tiêu. Theo hướng dẫn của Ngân hàng châu Á (ADB), trường hợp tăng tiến độ đó về nguyên tắc chủ đầu tư phải tăng thêm chi phí nếu việc rút ngắn thời gian thi công đó là phục vụ cho mục tiêu chính trị.
  
3.             Tiến độ thi công thực chất là một bản kế hoạch thi công, không phải những số liệu được nêu ra là hoàn toàn giống như thực tế thi công sau này.  Lý do là vì giai đoạn  lập tiến độ thi công nằm trong thiết kế kỹ thuật. Ít nhất sau một năm đối với công trình có qui mô nhỏ, ví dụ một trạm bơm tưới cho vài trăm hec ta. Nếu là xây dựng hồ chứa tới hàng trăm triệu mét khối nước, thì phải sau vài năm mới tiến hành thi công vì phải đền bù, giải phóng mặt bằng thi công, chuẩn bị vật liệu v.v. Đây là lý do giải thích, tại sao trong quá trình thi công luôn xảy ra những trường hợp khác với bản thiết kế được duyệt. Hậu quả của nó là phải kéo dài thi công. Có hồ chứa khi khảo sát địa chất mỏ đá, thì lớp phủ rất mỏng, khi tiến hành khai thác, thì lớp phủ dày tới hàng chục mét, vừa kéo dài thời gian khai thác, vừa tăng dự toán cho việc bóc lớp phủ, vừa không có bãi đổ chất thải, phải đổ vào lòng hồ chứa.
            
4.             Nội dung bản kế hoạch tiến độ thi công thực chất là chỉ ra mối quan hệ  về thời gian giữa các hạng mục công trình và các công việc cùng với những nhu cầu phải đáp ứng như lao động, vật liệu, vật tư, xe máy, thiết bị, tiền. Cái khó nhất của việc điều khiển tiến độ là làm sao sẵn sàng có khả năng giải quyết những nảy sinh trong quá trình thi công. Từ phân tích trên cho thấy có 2 năng lực mà nhà thầu phải chuẩn bị
Trước tiên là nguồn cung cấp được đáp ứng theo thời gian của tiến độ. Nếu không có nguồn coi như kế hoạch tiến độ chỉ là những tờ giấy. Những nguồn này phải được các bên cam kết đáp ứng. Ví dụ về nhân công, và xe máy bên nhà thầu phải cam kết đáp ứng đủ, về vật liệu, tài chính chủ đầu tư phải chỉ ra nơi cấp. Về bản vẽ thi công và những yêu cầu kỹ thuật thì bên tư vấn phải đáp ứng thời gian thi công. Kinh nghiệm của nhiều công trình cho thấy, chính khâu bản vẽ thiết kế thường chậm trễ, bởi sau khi mở móng và tiến hành thi công, mọi sự thay đổi ở ngoài thực tế gây cho thiết kế lúng túng.
Thứ hai phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu xây – lắp, nhà thầu cung ứng, cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan ngành liên quan. Đây là điểm rất quan trọng ngoài ý muốn của nhà thầu thi công. Sự phối hợp này thể hiện chi tiết  trong tổng sơ đồ thi công, đối với thuỷ điện thường được gọi là sơ đồ khởi động tổ máy một, và được nêu ra đánh giá, cam kết thực hiện trong các cuộc họp định kỳ các bên, và trong trường hợp rủi ro cao thì cơ quan chủ quản dầu tư phải có sự điều chỉnh thích hợp.  
III.           Điều khiển quá trình thi công
Sau khi đã xác định được khả năng bảo đảm nguồn cho thi công thì khâu tác nghiệp điều khiển tiến độ có vẻ dễ dàng hơn. Tuy nhiên có nhiều vấn đề cần ứng xử ngay để bảo đảm thời gian thi công.
1.             Khâu đầu tiên vẫn là các bản vẽ thiết kế thi công và điều kiện kỹ thuật phải cung cấp kịp thời theo yêu cầu của tiến độ thi công. Chủ đầu tư phải lập một chương trình điều chỉnh liên tục tốc độ cung cấp bản vẽ cho bên thi công kết hợp với việc lập tổ tư vấn thiết kế tại hiện trường bám sát từng hạng mục, từng công việc để kịp thời hướng dẫn nhà thầu về các yêu cầu qui trình kỹ thuật. Chương trình trên là một ma trận về mối quan hệ thiết kế, nhà thầu thi công, nhà thàu cung cấp và nhà thầu xây lắp. Nhiều đơn vị tư vấn thiết kế có kinh nghiệm, lập ngay một tổ thiết kế nằm ở công trường bám sát tốc độ thi công để kịp điều chỉnh các bản vẽ.
2.             Để giải quyết những nảy sinh kỹ thuật tại hiện trường, bên chủ đầu tư cần tổ chức một bộ phận hỗn hợp về kỹ thuật trên hiện trường giữa chủ đầu tư (ban A), tư vấn thiết kế, nhà thầu cung cấp vật tư thíết bị, nhà thầu xây lắp để giải quyết ngay những mâu thuẫn nảy sinh trên từng hố móng, từng bộ phận công trình,  . Những nảy sinh này không phải lúc nào cũng xảy ra, do vậy sự trao đổi hàng ngày cũng không cần mất nhiều thời gian. Có ý kiến cho rằng, chỉ cần tập trung chỉ đạo các công đoạn thi công thì tiến độ được bảo đảm đúng như thiết kế đề ra. Giải pháp này chỉ có hiệu quả khi giám sát thi công. Những người chỉ huy công trường có kinh nghiệm thì thường có những giải pháp dự phòng để đối phó. Ví dụ, đối với những công trình lớn như đập thuỷ điện phải ký hợp đồng mua bán trước vài năm với nhà sản xuất như tuốc bin, máy phát điện. Kinh nghiệm công trường thuỷ điện Trị An phải đặt mua trước ba năm, rồi còn chờ sông Nê Va đóng băng mới kéo được tuốc bịn có trọng lượng hàng trăm tấn ra tàu biển. Có được những đơn đặt hàng đó phải có thiết kế kỹ thuật sớm so với thời gian khởi công.
3.             Hai biện pháp trên tuy quan trọng nhưng cũng chỉ mang tính chỉ đạo còn việc thực hiện ra sản phẩm và sản phẩm đó có đảm bảo được nghiệm thu hay không vẫn phải là năng lực thực tế của các nhà thầu xây dựng và nhà thầu lắp ráp.Thường giai đoạn đấu thầu, chúng ta cũng có công việc đánh giá năng lực nhà thầu về mọi mặt. Nội dung nêu ra rất cụ thể, song thực tế sau khi trúng thầu lại có sự điều chỉnh để đưa thầu phụ vào. Hiện tượng này là phổ biến và thực sự khó điều khiển cả về năng lực cũng như quản lý. Biện pháp hiệu quả là năng lực chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trường, kịp thời điều chỉnh. Chúng ta hiện nay vẫn chưa có được qui trình để đánh giá năng lực người chỉ huy trưởng công trường, mà chỉ thông qua lý lịch do bên nhà thầu cung cấp. Phải chăng có qui định cho chủ đầu tư được yêu cầu thay chỉ huy trưởng công trường.
Ở đây nên bàn thêm về năng lực nhà thầu. Trong qui định chọn thầu có những mục này, song trong thực tế đòi hỏi khắt khe hơn. Phải chăng cần có sự kiểm tra bài toán tình hưống để kiểm tra và nhà thầu phải trả lời trước chủ đầu tư, nếu còn phân vân cần có sự kiểm tra thực tế về cơ sở vật chất – kỹ thuật của nhà thầu. thay vì chỉ dựa vào lý lịch kê khai của nhà thầu. Giả định rằng nhà thầu đã có sự quen biết với chủ đầu tư thì việc làm đó cũng có tác dụng nhắc nhở nhà thầu cần thiết phải thuê lực lượng chuyên gia. Giống như trong đào tạo, việc thông cảm học trò phải nghỉ nhiều vì hoàn cảnh được thể hiện bằng việc phụ đạo thêm để làm bài kiểm tra thay vì châm chước trong khi chấm bài. Ví dụ, kỹ thuật hàn để đảm bảo chất lượng trong xây dựng thuộc loại khó. Có công trình tổ chức hội đồng để kiểm tra toàn bộ thợ hàn cả về lý thuyết lẫn thực tế. Kết quả chỉ đạt 2%, trong lúc có những người thợ đã làm trong nghề trên 10 năm. Công trường phải mời chuyên gia bổ túc.
4.             Bao trùm lên những biện pháp trên chính là những yêu cầu của chủ đầu tư phải được thông thoáng, công khai. Đó là những qui trình về mặt kỹ thuật như giám sát, nghiệm thu, thử tải, bàn giao, thủ tục về trình duyệt bổ sung định mức, đơn giá cũng như qui trình giải ngân v.v cần được ấn định trước, rõ ràng để nhà thầu có kế hoạch thực hiện. Ví dụ những việc không được giải quyết như một bộ phận công trình nào đó chưa đủ tiêu chuẩn  nghiệm thu thì cần ghi rõ những việc làm cần bổ sung, thời hạn hoàn thành, ai sẽ quyết định và thủ tục chấp nhận.
IV.           Kết luận
1.             Môi trường xây dựng hiện nay đã thay đổi về chất, đòi hỏi ngành xây dựng phải kịp thời nâng cao năng lực theo tình huống mới
2.             Kế hoạch tíến độ thi công là một trong những khâu quan trọng nhất giúp cho việc điều khiển quá trình thi công biết tập trung nhân vật lực để hoàn thành công trình đúng thời hạn, đảm bảo đúng thiết kế và trong giá dự toán đã định
3.             Những qui định về tiến độ thi công thực chất mới đọng trên giấy, việc điều hành tiến độ đó mới mới là quan trọng, bên cạnh yếu tố quyết định là năng lực thực tế của nhà thầu còn cần giải quyết nhiều khâu khác có liên quan nhằm kịp thời tập trung khả năng đẩy tiến độ thi công lên. Nhìn xa, thấy trước và chuẩn bị mọi khả năng để xử lý là bí quyết cho sự thành công. Chỉ đạo tiến độ thi công là một nghệ thuật, cần nắm vững những nguyên lý cơ bản với kinh nghiệm thi công trên nhiều công trình.
4.             Vai trò quản lý, hỗ trợ của chủ đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền có ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo thời hạn thi công.
5.             Có thể nói một cách khái quát, điều khiển tiến độ thi công như là giải bài toán theo lý thuyết mờ “ theory fuzzy “, các số liệu đầu vào và kết quả đầu ra chưa được bảo dảm đúng như ý định. Cần phải sử dụng phần mềm để kịp theo dõi tiến triển thi công và kịp xử lý. Ngân hàng châu Á đã xuất bản về cách giải bài toán trên trong trường hợp tiến độ thi công rơi vào tình trạng cực kỳ căng thẳng, hay còn gọi là tình trạng “phá sản”.
                                                                        Hà Nội ngày 31 tháng 10 năm 2011
(s.t)

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 3.0 Rất hữu ích! Thanks!: 0.0
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 18/5/2014 20:26
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 5/8/2013 11:23
Hữu ích lắm! Thanks!: 4
Một chủ đề rất thiết thực. Thanks!  Đăng lúc 25/9/2012 14:37
Hữu ích lắm! Thanks!: 0
Bài viết bạn sưu tâm được rất là hữu ích. Cái chúng ta nhìn thấy 1 hướng đi mới, hay nói cách khác là 1 cách giải bài toán "tiến   Đăng lúc 24/7/2012 05:29
Gợi lên chủ đề rất hay! Thanks!  Đăng lúc 23/7/2012 09:13

Số người tham gia 2Uy Tín: +4 Thưởng +4 Thanked +2 Thu lại Lý do
chicbongbo + 1 + 1 + 1
lienlion + 3 + 3 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

fubi Đăng lúc 23/7/2012 09:09 | Xem tất
Đọc bài viết này cá nhân mình nhận thấy:
- Cấu trúc nội dung muốn nói tới rất rõ ràng. Tuy nhiên: thiên về bác học, lý thuyết, và quá dài dòng. Mặc dù đã cố gắng dẫn chứng thực tiễn tuy nhiên vẫn xa rời thực tiễn tại Việt Nam.

Bản chất của mọi vấn đề chậm tiến độ xây dựng ở các dự án trong nước theo mình thì gần như 99% tập trung vào 2 nguyên nhân chính:

1. Tiền vốn:
- Tiền vốn hạn chế. Không có tiền đố mà đẩy tiến độ. Dự án nào cũng vượt tổng mức. Thanh toán chậm như rùa bò, nhà thầu lời giả trên giấy nhưng lỗ thật.

2. Trình độ chuyên nghiệp kém:
- Làm tùy tiện, không theo quy trình. Làm toàn phải đoán ý nhau, lựa nhau mà làm. Ai cũng có quyền to để hưởng lợi. Đa phần dự án trong nước tham gia vào xem như là miếng bánh ngon để mỗi bên chủ thể xâu xé 1 tý kiếm chút rồi nghỉ. Nhưng khi xảy ra đổ bể thì trách nhiệm chẳng biết thuộc về ai.
- Thủ tục văn bản giấy tờ lằng nhằng nhiêu khê, mất thời gian.

Nếu giải quyết được căn bản 2 yếu tố trên thì dự án sẽ đẩy nhanh tiến độ. Việt Nam không thiếu người tài, không thiếu tính sáng tạo, nhưng cơ chế vận hành bóp chết sáng tạo. Không có sáng tạo thì tiến độ mãi mãi là rùa bò mà thôi.

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1.5
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 3
  Đăng lúc 23/7/2012 13:35
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 0
  Đăng lúc 23/7/2012 09:24

Số người tham gia 1Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
tranghuyen510 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tranhungdao12a3 Đăng lúc 23/7/2012 10:12 | Xem tất
Hi! Bài viết mở đầu rất hay!
Tác giả của bài viết là thầy giáo của em! Ngày xưa có được học thầy môn thi công. Thầy giờ chắc cũng tầm 75-76 tuổi rồi! Thầy nguyên là thứ trưởng bộ Thủy lợi!
Ấn tượng về thầy là một người rất bình dị, học vấn uyên bác. Vẫn nhớ ngày hình ảnh thầy ngày ngày đi xe bus đi dạy mặc dù thầy thừa điều kiện để có thể làm tốt hơn. Thầy rất vui tính và hòa đồng, thân thiện.
Về bài viết: "Quá trình xây dựng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ"
Tác giả đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng thực tế để làm nổi bật vấn đề cần nói đến(Các yếu tố tác động gây chậm trễ thời gian thi công).
1. Các yếu tố liên quan đến tài chính:
- Phía chủ đầu tư khả năng tài chính quá yếu kém, không thể tự chủ được trong khâu đầu tư dẫn đến tình trạng giật gấu vá vai, gây ra trì trệ trong tiến độ thi công
- Nhà thầu thi công thì khả năng tài chính còn kém hơn, không thể đáp ứng được điều kiện thi công- Điều này cũng một phần do ảnh hưởng bởi cơ chế đấu thầu hiện nay tại Việt Nam, cứ bỏ thấp để trúng thầu đã.
- Khi lập dự toán, khả năng tính toán dự phòng quá kém dẫn đến tình trạng không chú trọng được nguồn vốn cho công tác dự phòng cho biến động.
2. Yếu tố con người:
- Năng lực của Ban Quản lý của chủ đầu tư quá thiếu, yếu trầm trọng. Không đáp ứng được yêu cầu quản lý đầu tư.
- Công tác tổ chức quản lý thi công và giám sát công trình quá yếu kém.
- Nhân sự và năng lực của nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu.
3. Yếu tố về kỹ thuật:
- Do áp dụng công nghệ thi công quá lạc hậu và lỗi thời dẫn đến trì trệ kéo dài tiến độ thi công.
4. Các yếu tố khác:
- Sai sót của nhà thầu tư vấn trong khâu thiết kế
- Yếu kém của nhà thầu thẩm tra trong khâu thẩm tra.
- Công tác lập và thương thảo hợp đồng còn non yếu, thiếu kinh nghiệm, thiếu chặt chẽ.
- Sự sai khác của điều kiện địa hình địa chất giữa thiết kế, khảo sát so với thực tế.
- Sự yếu kém của các nhà thầu phụ B, B',...
- Tình hình chính trị, pháp luật, kinh tế, thị trường, giá cả biến động thất thường.
- Công tác nghiệm thu thanh quyết toán còn rườm rà, mất khá nhiều thời gian.
....Nhiều yếu tố khác nữa.
Tuy nhiên đúc kết lại thì có 4 nhân tố chính gây nên sự chậm trễ tiến độ thi công:
Nhân tố đầu tiên phải kể đến đó là: Khả năng tài chính của chủ đầu tư quá kém không đáp ứng được yêu cầu tiến độ
Nhân tố tiếp theo: Khả năng tài chính của nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu thi công
Nhân tố thứ ba: Yếu kém của Ban Quản lý dự án trong công tác quản lý dự án- Thiếu và yếu trầm trọng.
Nhân tố thứ tư: Tổ chức quản lý, giám sát, nghiệm thu thanh quyết toán không đáp ứng được yêu cầu.


Đánh giá

Vậy muốn thoát khỏi "TRÌNH ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP KÉM" thì nên bắt đầu như thế nào?  Đăng lúc 25/9/2012 14:45
@Fubi: Theo em người nước ngoài dùng nhân công trong nước vì giá rẻ và am hiểu pháp luật Việt Nam hơn thôi!  Đăng lúc 23/7/2012 21:34
=> Mục đích cuối: Làm đủ khả năng đứng Chủ Đầu Tư có thể thực hiện => Duyệt đầu tư. Hịc... Biết sai mà phải làm.  Đăng lúc 23/7/2012 10:30
Lại nói đến dự án: Có những DA không cho Dự phòng phí, hoặc giảm đơn gia thực hiện..=> Mục đích: Giảm tổng đầu tư  Đăng lúc 23/7/2012 10:29
Yếu tố con người không phải vấn đề chính. Bởi Việt Nam không thiếu người tài trong XD. Các dự án XD nước ngoài toàn xài người giỏi đấy thôi.  Đăng lúc 23/7/2012 10:26

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

nucuoi Đăng lúc 23/7/2012 11:08 | Xem tất
Đối với các dự án Xây dựng có vốn Nhà nước thì đúng đến 99% chậm tiến độ vấn đề là vốn. Mục 2 của anh Bình thì bao trùm lên nhiều vấn đề giống như lỗi hệ thống, chỉ có thể khắc phục ngay từ ban đầu

Còn nếu giả sử 2 yếu tố trên đã giải quyết được thì anh thi công chậm do đâu: cả 1001 lý do, nhưng lý do chính buồn cười là không đến trực tiếp từ anh thi công mà lại từ 2 anh: anh thiết kế (bao gồm cả khảo sát) và anh mua sắm. Nếu bản vẽ và vật tư chậm tiến độ (thay đổi, sai khác, thiếu,....) thì anh thi công sẽ là người phía sau "hốt" hết các phần trên.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 16/4/2024 18:23 , Processed in 0.135802 second(s), 24 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.